GÓC HỌC TẬP LỚP 7

Trang

Trang

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Truyện Thạch Sanh



   CÂU HỎI:
1. Sự ra đời va lớn lên của Thạch Sanh có gì khác thường? Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, theo em, nhân dân muốn thể hiện điều gì?
2. Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã phải trải qua những thử thách như thế nào? Thạch Sanh bộc lộ phẩm chất gì qua những lần thử thách?
3. Trong truyện, hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông luôn đối lập nhau về tính cách và hành động. hãy chỉ ra sự đối lập này.
4. Truyện Thạch Sanh có nhiều chi tiết thần kỳ, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết tiếng đàn và niêu cơm đãi quân sĩ mười tám nước chư hầu. Em hãy nêu ý nghĩa của những chi tiết đó.
5. Thảo luận: trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lí Thông phải chết,  Thạch Sanh thì kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc này, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì ? Kết thúc ấy có phổ biến trong truyện cổ tích tích không ? Hãy nêu một số ví dụ.

Hãy giúp em học tốt bài học này về cách học Ngữ văn, chỉ cho em biết cái hay trong nghệ thuật dùng từ, dùng câu, cách sắp xếp và trình bài nội dung.
TRẢ LỜI
1. Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có gì khác thường? Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh như vậy, theo em, nhân dân muốn thể hiện điều gì?
Sự ra đời Thạch Sanh:
Mẹ Thạch Sanh mang thai mấy năm mới sinh nở.
Sự lớn lên:
Thạch Sanh lớn lên trong hoàn cảnh mồ côi từ nhỏ như những đứa trẻ mồ côi.
Kể về sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh
Thạch Sanh cậu là thái tử từ trời, được  Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai làm con trai hai vợ chồng già để đáp lại cho tấm lòng thương người của họ. Bà mang thai Thạch Sanh mấy năm rồi mới sinh ra chàng. Khi chàng biết dùng búa, Ngọc Hoàng lại sai thiên thần xuống dạy võ nghệ và pháp thuật.
Ý nhân dân thể hiện
Kể về Thạch Sanh như vậy để nhắc nhở mọi người phải yêu thương, quý trọng nhau đừng nhìn bề ngoài mà bắt hình dong. Như Thạch Sanh tuy là đứa trẻ mồi côi, kém may mắn dưới mắt người đời như không được đi học, không nơi nương tựa,...nhưng ẩn náu trong con người  đó có võ nghệ, pháp thuật phi phàm.
Đây là lời động viên, an ủi cho những ai mồ côi, phải tự tin nhìn về phía trước, phải có cái nhìn trí tuệ và quyết tâm thực hiện kế hoạch, hoài bão mà mình đã hiểu biết qua các gương thánh nhân đi trước.
" Sức mạnh lớn nhất của con người là kĩ năng thực hành."

2. Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã phải trải qua những thử thách như thế nào? Thạch Sanh bộc lộ phẩm chất gì qua những lần thử thách?
Trước khi được kết hôn với công chúa, Thạch Sanh đã phải trải qua nhiều thử thách như đánh nhau với chằn tinh, bắn bị thương đại bàng rồi giết đại bàng ở trong hang, cứu công chúa ra khỏi hang. Chàng còn bị anh bạn kết nghĩa tê là  Lí Thông bán đứng và vùi sâu trong hang.
 - Phẩm chất Thạch Sanh qua thử thách khó khăn.
Những hoạn nạn xảy ra mới thấy một con người thật, một con người được rèn luyện trong lao động như Thạch Sanh là người phi thường, phẩm chất của vị thánh, của người có đức độ cao, là người từ trời sai xuống làm người.
Tại sao khó khăn lại đến với ta ? Cứ thử ta mà xem.
Người tốt thấy khó khăn gọi là thử thách, còn kẻ xấu thấy khó khăn gọi là xui xẻo.
3. Trong truyện, hai nhân vật Thạch Sanh và Lí Thông luôn đối lập nhau về tính cách và hành động. hãy chỉ ra sự đối lập này.
Thạch Sanh
- Ngay thẳng, thật thà, dũng cảm
- lập lên nhiều công trạng lớn
- Có tấm lòng khoan dung
Lí Thông
-  Dối trá, lừa đảo, hèn nhát
- Cướp công người khác
- Nham hiểm, độc ác.

4. Truyện Thạch Sanh có nhiều chi tiết thần kỳ, trong đó đặc sắc nhất là chi tiết tiếng đàn và niêu cơm đã quân sĩ mười tám nước chư hầu. Em hãy nêu ý nghĩa của những chi tiết đó.
 - Tiếng đàn có thể làm cho thay đổi lòng người, có thể làm suy yếu tinh thần giặc hay tiếng trống ra trận có thể tăng thêm khí chất cho quân sĩ.
Tính chấn hoang đường ở đây nhân dân không lưu truyền bản nhạc này để dùng về sau, nghĩa là chi tiết này không có thật và tác giả tự đặt ra.
- Niêu cơm thần ăn không hết, câu chuyện này cũng đã được ghi lại trong Kinh Thánh, Chúa Jesus làm phép lạ với 2 con cá và 5 chiếc bánh cho hơn mười ngàn người ăn, sau khi ăn còn gom lại 5 thúng bánh,...
Ý nghĩa hai phép lạ vừa kể trên nói lên tính phi thường của Thạch Sanh, phép đó gọi là Thần thông, có nhưng không khoe khoang, khi cần mới đem dùng.
5. Thảo luận: trong phần kết thúc truyện, mẹ con Lí Thông phải chết,  Thạch Sanh thì kết hôn cùng công chúa và lên ngôi vua. Qua cách kết thúc này, nhân dân ta muốn thể hiện điều gì ? Kết thúc ấy có phổ biến trong truyện cổ tích tích không ? Hãy nêu một số ví dụ.
Mẹ con Lí Thông chết do xét đánh, chỉ nói lên sự công bằng trong xã hội theo luật nhân quả. Tuy nhiên kết cục câu chuyện không có hậu, cốt truyện không chừa cho họ một con đường hoán cải. Làm người có mấy ai giám nói rằng mình chưa bao giờ phạm tội mà điều quan trọng nhất của con người  biết lỗi và chỉnh sửa lỗi của mình.
Thạch Sanh kết hôn và lên ngôi vua
Chi tiết này không có thật, Con trời nhập thể làm người chắc chắn từ chối se duyên với loài người. Sau khi hoàn thành sứ mệnh của mình thì sẽ thoái lui về trời hoặc tự họ bỏ đi chứ không có ở lại hưởng thụ như người phàm.
Thạch Sanh có thể được vua mời lên ngôi để trị vì thiên hạ, thực tế  khó lòng vua  nhường ngôi vì làm như vậy là mất đi truyền thống của dân tộc.
Suy nghĩ của em
1. Chằn tinh: tuy ở Việt Nam hiện không còn nhưng ở rừng Amazon hiện nay vẫn còn những loại rắn khổng lồ có thể ăn cả người, thú dữ....
xem tiếp >>
2. Đại bàng khổng lồ có thể cắp cả người: đó là chuyện có thật qua video đại bàng đã cắp 1 em bé khi mẹ đã sơ ý không trông coi.
xem tiếp >>>
3. Tiếng nhạc của đàn có thể làm thay đổi lòng, khí chất của con người, của tướng sĩ, thể hiện đấu tranh tư tưởng của nhân dân thời xa xưa.
xem tiếp >>
Nếu bạn nghe xong mà bạn cảm thấy xúc động thì tiếng đàn Thạch Sanh là có thật.

4. Niêu cơm thần có thể cho vạn người ăn không hết, cũng đã có chuyện tương tự như Đức Chúa Jesus đã làm phép lạ trong Kinh Thánh.
xem tiếp >>>
5. Xuất thân Thạch Sanh: cho chúng ta một cái nhìn khác đi, phải tôn trọng nhau, đừng khinh chê nhau, phải tìm trong nhau những điều tốt đẹp như Lí Thông phát hiện năng lực, tài năng của Thạch Sanh và phát huy hết tài năng của người bạn mình thế nhưng vì lòng tham mà không thể giữ bạn tốt mãi bên mình.
Việt nam sau khi giành được độc lập mọi người ai, ai cũng hướng về khoa học kĩ thuật với khẩu hiệu " Công nghiệp hóa, hiện đại hóa." mà quên đi sức mạnh tiềm tàng vốn có trong mỗi con người.
Chúng ta có thể phát huy tiềm năng nghệ thuật như đánh đàn Thạch Sanh, phát triển tiềm năng con người thông qua truyện cổ tích mà ông bà ta đã để lại. Phát huy sức mạnh nội tâm,....
6. Nhân vật Lí Thông thật thông minh, thật biết khéo dùng người nhưng có điều vì lòng tham từ trong bản chất của Lí Thông mà không tận hưởng được lộc trời ban tặng cho người Việt chúng ta một Thạch Sanh tài trí phi thường.
 " Lộc bất tận hưởng".
Hình ảnh của Lí Thông đại diện cho những con người ích kỷ có được lộc trời mà để hưởng riêng cho mình, như con người hiện đại hôm nay những ai có trí thông minh được trời ban cho, cần phải phát huy và chia sẻ với mọi người xung quang, nếu tự cho là của riêng mình, mình thông minh hơn người thì ắt có thể phải gánh chịu như Lí Thông.
Bạn không thể tạo ra trí thông minh cho mình được, trí thông minh của bạn là do trời ban cho bạn, cho gia đình bạn và cho nhân loại, hãy dùng trí hiểu biết của mình để sử dụng trí thông minh thật tốt đẹp.
Người khôn ngoan là biết dùng trí hiểu biết đề điều khiển trí thông minh.
7. Trí tuệ trong truyện cổ tích Thạch Sanh.
Trí tuệ là đỉnh cao của sự hiểu biết, con người trí tuệ mà đại diện là Thạch Sanh người đã biết và hiểu rằng những vinh hoa ở trần gian này sẽ có thể bị mất đi, chỉ còn lại cái tình người mới bền chặt dài lâu, những gì làm cho nhân dân, cho cộng đồng mới là trường tồn.
Lí Thông không phải là người không có trí tuệ, nhưng chỉ vì lòng tham mà không trở thành người tốt.

8. Câu nói Thạch Sanh thì ít, Lí Thông thì nhiều.
Chúng ta không nên nói thế, nghĩa là xã hội chúng ta nhiều người xấu và ít người tốt tức là chuẩn mực đạo đức đi xuống !!! Vậy đâu là dấu hiệu để nhận biết chuẩn mực đạo đức đi xuống ?
Luật pháp là chuẩn mực đạo đức thấp nhất của xã hội loài người, nếu chúng ta không tự ý thức sống mà phải dựa vào luật pháp thì đó chính là dấu hiệu đạo đức của chúng ta và của xã hội đang đi xuống.
" Sống theo hiến pháp và pháp luật" là khẩu hiệu không còn đúng với thời đại của chúng ta vì người ta sống không tự giác mà cứ bấu víu vào luật pháp, dựa vào chuẩn mực thấp nhất trong xã hội của chúng ta tức là chúng ta đang tiến về chuẩn mực thấp nhất trong thang bậc đạo đức của loài người.
Bạn thử mà xem ! xung quanh bạn, trong gia đình và trong lớp học của bạn, bạn tìm ra được mấy người xấu ? Nếu bạn tìm được số người xấu nhiều hơn người tốt thì câu " Thạch Sanh thì ít, Lí Thông thì nhiều" là đúng. Nếu bạn không thể tìm ra được người xấu nhiều hơn người tốt thì câu Thạch Sanh thì ít, Lí Thông thì nhiều là sai.
Nếu bạn thấy người nào sống chỉ theo luật pháp mà không tự ý thức sống và có trách nhiệm thì người đó có dấu hiệu đạo đức đi xuống còn ai sống có ý thức và trách nhiệm thì giá trị đạo đức đang được nâng lên.
Ngữ văn trong chuyện Thạch Sanh
1. Truyện cổ tích
Người xưa hay nay cũng vậy, thường dùng dụ ngôn hay truyện cổ tích để mô tả một việc nào đó nhằm răn dạy  con người. Cách dùng dụ ngôn thích hợp cho mọi tầng lớp từ thấp đến cao.
2. Tính thần thánh
Vốn con người tin vào thần, thánh nên yếu tố thần thánh có trong văn học cổ để làm cho câu chuyện hấp dẫn và tăng sự tin tưởng.
Rồi đây trong văn học Tương lai yếu tố tâm linh hay Thần học sẽ chiếm ưu thế như truyện cổ tích, thường được diễn tả qua khoa học thần thánh, khoa học viễn tưởng, tiềm năng con người,....
3. Chủ đề : " Luật nhân quả"
Đức Phật Thích đã pháp triển sâu về luật nhân quả từ 2500 năm TCN, còn người dân Việt Nam ta thể hiện luật nhân quả trong câu truyện cổ  tích Thạch Sanh từ khi nào, niên đại nào thì chưa rõ nhưng cũng biết áp dụng luật nhân quả để răn dạy con người.
Luật nhân quả là trí tuệ của loài người, nhưng vấn đề thực hiện luật nhân quả không phải là điều dễ dàng. Luật nhân quả chỉ có bậc thánh nhân mới hiểu và thấy được rồi chỉ lại cho người phàm chúng ta.
Truyện cổ tích Thạch Sanh chủ đề nổi bật nhất ở Luật Nhân quả, đây mới là chủ đề của câu truyện.
4. Tựa văn bản " Thạch Sanh"
Chưa nói lên được điều gì trong văn bản của truyện, theo lý giải đây chỉ là người của họ Thạch,... tại sao là họ Thạch mà không phải họ khác như họ Nguyễn, họ Phạm,... đây có thể câu chuyện do người họ Thạch tự viết ra ! Trong truyện cổ tích  người ta thường không dùng đích danh ai, mà thường chỉ nói chung chung hoặc khái quát.
Nhân vật tương phản với họ Thạch là họ Lí, sẽ gieo một tâm lý xấu cho những ai mang họ Lí vì khi có chuyện gì hoặc trọc gẹo ai, người ta thường nói : ối Zời đồ họ Lí Thông đấy mà. Đây là điều không nên xây dựng trong văn học.
5. Nhân vật Lí Thông
Đây là người thông minh,  dẫn truyện khéo léo tô bóng con người này biết nhìn người, biết khai thác ra tài năng của Thạch Sanh, nhưng vì lạm dụng lòng tốt của người khác ắt bị quả báo.
Trong khi hai người ngồi chuyện trò kết tình huynh đệ thì Thạch Sanh cũng tỏ ra tính người, là con người " Sớm mồ côi cha, mẹ, tứ khố vô thân, nay có người săn sóc đến mình, Thạch Sanh cảm động, vui vẻ nhận lời." Truyện cổ tích cho ta thấy Thạch Sanh là người, chứ không thuần là thần thánh.
6. Lập miếu thờ và nộp mạng người cho chằn tinh
Đây hẳn là tính hoang đường trong truyền thống của người Việt Nam, cho dù chằn tinh thế nào đi nữa chúng ta không thể bắt người giao nộp cho chúng. Vào  từ thời tạo dựng Đất Việt Lạc, Long Quân và Âu Cơ đã có lời hẹn ước rằng  "khi có việc gì thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn."
Nước Việt khi gặp vận lâm nguy luân có thánh nhân từ trời đến cứu giúp ở mọi phương diện như:
Lạc Long Quân, Thánh Gióng, Trần Hưng Đạo, ........
Tuyện thiếu tính thuyết phục, con người phải đầu hàng thế lực xấu mà hình ảnh ở đây là chằn tinh. Trong hoàn cảnh hiện nay cũng có những thế lực đen tối. Ví dụ một thế lực xấu bắt Thủ Tướng Việt Nam mỗi năm giao cho họ một người đẹp để họ ăn thịt hay thỏa mãn thú tính của họ thì Thủ Tướng Việt Nam có giao nộp không ?
Nhà vua hàng năm giao nộp cho chằn tinh 1 mạng người, thể hiện sự bất lực của nhà vua trước thế lực xấu.
7. "Năm ấy, đến lượt Lí Thông nộp mình"
Đây là yếu tố hoang đường hay gọi đúng hơn là " ý hoang" lời văn chưa được gọt giũa có ai mà tới ngày chết rồi mà còn vui vẻ ở nhà ? Nếu có thì Lí Thông cũng khá thông minh thêm một lần nữa biết dùng Thạch Sanh thay chết cho mình.
Ngày mai lên án tử hình mà ai còn vui vẻ ở nhà là yếu tố không có trong đời thường.
8. Kén rể ném quả cầu may
Đây là kiểu kén rể có ở Trung Hoa, không có ở Việt Nam, không thấy có ghi chép trong tài liệu nào. Đây là sự tưởng tượng kỳ ảo, không có thật, hoang đường thiếu  đi bản sắc Việt Nam, vay mượn văn hóa kén rể của nước khác để làm phong phú câu truyện của mình là cách thể hiện ý tưởng ngữ văn nghèo nàn, gán ghép lệch lạc.
9. Cung tên vàng
Truyện dẫn chúng ta đến tình tiết hấp dẫn Thạch Sanh sau khi giết chằn tinh, lấy được nỏ vàng của chằn tinh, không đem bán mà vẫn giữ nguyên bên mình, đến khi chàng dùng cung tên vàng này để bắn đại bàng cắp người. Đây được xem là yếu tố của thần thánh, đã biết trước và sắp xếp cho khéo hết tính bất ngờ này đến bất ngờ khác làm cho người đọc hiểu được nội dung và hiểu được nhân cách của nhân vật chính.
Người tốt thường được gặp những may mắn vừa đủ vượt qua hay cũng có đủ vũ khí khi gặp hoạn nạn hoặc để giúp người khác.
10. Vua sai Lí Thông đi tìm, hứa sẽ gả công chúa và truyền ngôi cho.
Nhìn nhận về tình cảm, tình người, tình cha con không có gì có thể thay thế được, ở đây truyện cho thấy tình cảm vua cha dành cho con thật tuyệt vời. Nhưng ngược lại vì tình cảm riêng tư, gặp khó khăn chút đỉnh mà muốn thoái ngôi vị. Vua phải coi dân như con mới thực sự là vua có lòng độ lượng, thấy một người dân chết vì thiên tai, chết do kẻ xấu bắt cóc mà xin từ chức mới là anh hùng. Vua chỉ lo cho con ruột của mình thì không xứng đáng là thiên tử, là con trời.
11. Đại bàng bắt người mà không ăn
Đây là chi tiết kỳ ảo trong văn học thần thánh, văn chương cổ vì các chi tiết thần thánh hóa, sắp đặt trước.
12. Lí Thông gặp Thạch Sanh
Bỗng gặp Thạch Sanh đi xem hội. Sắp xếp ý tưởng lộn xộn vì Lí Thông đã biết rõ Thạch Sanh trở lại gốc đa sinh sống. Sao Lí Thông không về gốc đa tìm ? Lúc này bộc lộ con người Lí Thông không thông minh, không biết tìm nơi mình cần mà để yếu tố tình cờ, may rủi gặp lại Thạch Sanh.
13. Thạch Sanh xin cứu công chúa
Ý tưởng đên đây không hợp lý ! Tác giả chưa hiểu hết chiến đấu giữa các vị thần, không giống người phàm.
Có thể mô tả tình tiết như sau:
Thạch Sanh thấy đại bàng cắp người >>> dùng cung vàng của chằn tinh  >>  bắn bị thương đại bàng >>> Thạch Sanh theo về đến hang >>> cứu công chúa bị thương >>>  để công chúa trong hang  >>>  vì Thạch Sanh không có nhà.
Khi Thạch Sanh dắt Lí Thông đến nơi công chúa >>> diễn ra cuộc chiến >>> giữa các vị thần và thánh >>> >>> giữa yêu tinh đại bàng và Thạch Sanh >>> khi đó Lí Thông mới hiểu được Thạch Sanh là người phi thường, con trời được sai xuống >>> biết sợ Thạch Sanh nhưng vì lòng tham >>> quyết tâm giết Thạch Sanh để lấy công, bịt đầu mối. Một chút hé mở thân phận Thạch Sanh để Lí Thông hoán cải nhưng không chịu hoán cải, luật nhân quả sẽ đến và trừng trị nghiêm minh.
14. Thạch Sanh cứu con vua Thủy Tề
Đây là yếu tố kỳ ảo, chỉ có cung vàng mới có thể bắn được cũi nhốt thái tử, cái cũi của thần thánh  chỉ có thần thánh mới phá , mới mở được, ở đây sức mạnh của đại bàng lớn hơn cả vua Thủy tề.
Trong chiến tranh của thần thánh thường chiến tranh ở cái Đức, những vị nào có đức cao hơn, nhiều hơn thì thắng do vậy >>> hồn chằn tinh và Đại bàng kết hợp lại để trả thù Thạch Sanh.
15. Thạch sanh bị vu oan
Lối văn cổ tinh tế cho ta thấy và hiểu rằng Thánh có nhiều phép lạ, không khoe khoang và phô trương trước mắt người thường.
xem tiếp phép lạ là gì ? >>>
Vu oan không chỉ có ở thời xưa mà nó còn tồn tại trong mọi thời đại, ý phản ảnh nỗi uất ức của con người bị thế lực nhà cầm quyền đương thời phán xét chưa thấu tình đạt lý.
16. Thạch Sanh trong ngục chơi đàn
Truyện cổ tích Thạch Sanh tiếp tục dẫn ta đến tình tiết sử dụng khí cụ của thần thánh:
Chiếu rìu >>> cung tên vàng >>> cây đàn mỗi khí cụ có tác dụng vào đúng thời điểm, nhân vật thường chẳng có gì, đi đến đâu thì có sự chuẩn bị đền đó.
Rìu chỉ để chém chằn tinh, không thể giết đại bàng.
Cung tên giết đại bàng chứ không thể giết chằn tinh
Đàn thì không giết ai nhưng gửi thông điệp đến người khác, đến công chúa.
17. Thạch Sanh xét xử
Trước mặt  mọi người chàng kể hết đầu đuôi câu chuyện của mình,...
Đây là hoang đường, vị thánh không bao giờ kể tội của một người khác, tự kể công của mình trước người khác. Công trạng của nhân vật chính, phán xét của nhân vật phản diện bao giờ cũng phải để người nghe, người đọc nhận xét và  đánh giá.
Thanh Sanh không phải là quan tòa, vua không thể để cho nhân vật chính xét xử như vậy, khi nhân vật chính xét xử thì câu chuyện hết ý nghĩa, xã hội không có kỷ cương, bạ đâu xử đó.
Có thể kể:
Vua xử tội chết cho mẹ con Lí Thông >>> để cho Lí Thông có cơ hội hoán cải >>> Thạch Sanh xin vua ân xá cho Lí Thông khỏi tội chết >>>trên đường đem vào đại lao >>> Lí Thông bị xét đánh chết vì luật nhân quả phán xét ngay >>>  làm nổi bật luật nhân quả trong truyện cổ tích Việt Nam.
18. Hóa kiếp thành bọ hung
Theo luật nhân quả mắc tội gì bị " đọa" thành bọ hung thì chưa ai biết nhưng bọ hung là biểu tượng của nền văn minh cổ Ai cập.
Trong đời sống thực tế bọ hung rất có lợi cho loài người, các nhà môi trường ước tính rằng nếu không có bọ hung thì lượng phân do động vật thải ra chỉ trong 02 năm có thể phủ kín hết mặt đất. Kiếp làm bọ hung đâm ra cũng còn giúp ích cho loài người hơn các loài động vật khác.
19. Lễ cưới tưng bừng
Chỉ có phàm phu mới ham hưởng lạc, còn thánh nhân thì không, họ hoàn thành sứ mệnh được giao thì tự thoái lui hoặc bỏ đi hoặc chỉ sống một đời sống khiêm hạ.
20. Dùng đàn đuổi giặc
Xưa kia cha ông ta đã biết dùng nhạc để làm thay đổi lòng giặc, đó là nét hay và đặc sắc dùng trong văn học. Ngày nay người ta gọi là đấu tranh tư tưởng, đấu tranh tinh thần, tuyên truyền tư tưởng đấu tranh không vũ khí. Trong thời chiến tranh Pháp; Mĩ nhân dân ta đã thành công vang dội qua cách dấu tranh tinh thần bằng cách dùng lời ca, tiếng hát làm cho lòng kẻ xấu bị hoang mang, nản chí.
21. Nhận xét:
Truyện cổ tích thường có 3 yếu tố nổi bật
- Văn học
- Lịch sử
- Thần học.
Truyện cổ tích Thạch Sanh cần biên soạn lại cho đúng cách hiểu biết của con người hiện nay. Hai cố tác giả Nguyễn Đồng Chi và Vũ ngọc Phan cho chúng ta thấy cách nhìn văn học và lịch sử còn yếu tố tâm linh, thần học chưa được làm sáng tỏ.
Tác giả: Nguyễn Đồng Chi
Tác giả - Vũ Ngọc Phan

Ý nghĩa truyện Thạch Sanh ( SGK)
Thạch Sanh là truyện cổ tích về người dũng sĩ diệt chằn tinh, diệt đại bàng cứu người bị hại, vạch mặt kẻ vong ân bội nghĩa và chống quân xâm lược. Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lý tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta. Truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng thần kì độc đáo và giàu ý nghĩa( như sự ra đời và lớn lên kì lạ của Thạch Sanh, cung tên vàng, cây đàn thần, niêu cơm thần,vv...).
Ý nghĩa truyện Thạch Sanh
Thạch Sanh là truyện cổ tích kể về người dũng sĩ Thạch Sanh diện yêu tinh cứu người bị hại. Truyện thể hiện niềm tin về luật " Nhân quả" trong đời sống và thể hiện ước mơ của nhân dân ta luôn có thánh nhân giúp đỡ khi có giặc ngoại xâm. Truyện có nhiều chi tiết siêu phàm, thần kì nhằm răn dạy người đời biết ăn ở phải phép.

1 nhận xét: