GÓC HỌC TẬP LỚP 7

Trang

Trang

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Em bé thông minh

SOẠN BÀI
1. Cách dùng ý
2. Cách dùng câu
3. Cách dùng từ


 Mở bài
1. Cách dùng ý:
-  Đây là truyện cổ tích kể về nhân vật Em bé thông minh.
- Không gắn liền với mốc lịch sử nên không thuộc loại truyền thuyết.
- Thể hiện ước mơ, niềm tin tìm được nhân tài cho đất nước.
2. Cách dùng câu
- Cách mở bài thường là: ngày xưa, thửa xưa, chuyện xưa kể rằng,....
- Mở bài ngắn gọn, xúc tích >>> làm người đọc thấy được toàn cảnh sự việc vua tìm người tài giỏi >>> hấp dẫn tò mò muốn biết người ấy là ai, mặt mũi tuấn tú thế nào ?
3. Cách dùng từ vựng:
- Oái oăm: từ láy, các tiếng đều không có nghĩa. Trái hẳn bình thường đến mức không ngờ tới.
- Lỗi lạc: tài giỏi khác thường.
2. Thân bài
1. Cách dùng ý
- Xuất thân nhân vật nhà nghèo: 7 -8 tuổi phải ra đồng, không được đi học.
- Cách ứng xử nhanh của cậu bé thông minh.
- Cách nói chuyện với người nhà vua.
2. Cách dùng câu
- Sự việc bắt đầu từ câu hỏi thực tế trong cuộc sống bình thường:
Này, Lão kia ! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường ?
- Tính bất ngờ
Cậu bé nhanh miệng hỏi lại quan rằng.... Đến đây xuất hiện nhân vật nhưng nhân vật thể hiện khởi đầu  là một đứa trẻ thiếu " lễ độ" khi nói chuyện với người lớn: nói chuyện không thưa, gửi, nói leo chuyện của người khác.
Thế xin hỏi ông câu này đã.
- Đây là tính bất ngời cho người đọc, cậu bé này không phải là người thường, mà có thể là vị thần được vua trời sai xuống để giúp vua trong khi đất nước lâm nguy.
- Người này phải có đức độ thì viên quan mới nghe, còn không thì viên quan sẽ quát mắng rằng đứa trẻ ranh con nói leo, vô lễ,....
3. Cách dùng từ
- Chợt thấy bên vệ đường: Vệ ( bên cạnh, bên) >>> dùng thừa 1 từ.
- Hai cha con nhà nọ: cách dùng chung, khác với Thạch Sanh, Lí Thông dùng cụ thể.
- Cha đánh trâu cày: cách từ thô bạo trái ngược với:
 Trâu ơi ta bảo trâu này,
 Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cầy vốn nghiệp nông dân
ta đây, trâu đấy ai mà quản công.
Ông , tôi: trẻ nhỏ không được dùng với người lớn, dù cậu bén có là thiên tử cũng phải giữ phép tắc của gia đình người Việt Nam. " Nhập gia tùy tục."




1. Cách dùng ý
- Viên quan bất ngờ tìm được nhân tài qua sự tình cờ đùa giỡn với cha con nông dân.
- Người có đức nói có người nghe dù người nói nhỏ bé, còn người nghe ở tầng lớp nào cũng nghe và vâng lời.
- Nhà vua mừng nhưng chưa vội vàng gì mà phải thử lại cậu bé để tránh sự may rủi.
2. Cách dùng câu
- Há hốc mồm sửng sốt: cách viết thô tục. >>> có thể viết: Viên quan nghe hỏi lạ như thế mặt đỏ tía lên, không biết đáp sao cho ổn.
- Vua sai ban cho làng ấy ba thúng.... sai ban là lộc trời chứ không phải bắt buộc, ra lệnh, phải tội.
3. Cách dùng từ
- Mồm: là miệng.
- Ban: ban hành, công bố để mọi người biết và thực hiện.
1. Cách dùng ý
- băn khoăn của dân làng xử trí giữa sự ban thưởng và lệnh của vua cùng phải tội nếu không thực hiện được.
- Cậu bé thông minh đọc và hiểu ý vua.
- Cách xử trí của cậu bé.
2. Cách dùng câu
- Dân làng nhận được lệnh thì ai nấy đều tưng hửng và lo lắng, không hiểu thế nào.
- Chả mấy khi được lộc vua ban.
- Cha cứ thưa với làng,.....
3. Cách dùng từ
- tưng hửng;
- Trẩy kinh: trẩy = đi; kinh = kinh thành.
Sướng miệng
- Người xưa rất quí trâu để cày, không đem giết thị để ăn mà dùng vào việc cày cấy, việc cậu bé đem trâu ra giết có thể xem đây là việc làm lãng phí và xa xỉ.
- Ăn cho sướng miệng là cách nói của quỉ thần, còn thánh nhân không thích hưởng thụ khoái lạc bản thân đây có thể là thêu dệt cho truyện tăng thêm uy tín cậu bé có lời nói quả quyết.
1. Cách dùng ý
- Một người bình thường 7 - 8 tuổi nói như thế này có thể thuyết phục được dân làng không ? Muốn được người khác nghe thì em bé này phải có đức, đức rất nhiều khi nói mới có người nghe.
2. Cách dùng câu
- Đứa con quả quyết
- Cha cứ mặc con lo liệu.
- Phải làm giấy cam đoan.
- Dám ngả trâu đánh chén.
3. Cách dùng từ
- Cam đoan: khẳng định điều gì mình trình bày là đúng và hứa chịu trách nhiệm để người khác tin.
- Dám: có đủ tự tin làm việc gì dù biết là khó khăn, nguy hiểm.
- Ngả trâu: giết trâu để lấy thịt.
- Đánh chén: kiểu nói " lóng" của người miền Bắc là ăn mừng, ăn tiệc, ăn nhậu,... Kiểu nói này không có trong văn học cổ mà người viết,  có thể thêm vào cho phù hợp với hoàn cảnh lúc bấy giờ, người miền Bắc dùng nhiểu từ này.
1. Cách dùng ý
- Xử trí thông minh khi vào cửa nhà vua, nơi đây được canh gác cẩn thận, khó có ai ra vào.
- Cách trình bày với nhà vua của cậu bé thông minh.
- Cách buộc nhà vua ra lệnh là không hợp lý.
2. Cách dùng câu
- Cha con khăn gói tìm đường vào kinh.
- Nhè lúc mấy tên lính canh vô ý, lẻn vào sân rồng ....
- Vua sai lính điệu em bé vào,
- Mẹ con chết sớm ......... nên con khóc. Dám mong đức vua phán,......con được nhờ.
3. Cách dùng từ
- hoàng cung: hoàng = vua; cung = cung điện.
- Nhè lúc ? ? ? Hãy giúp em từ này.
- Điệu: ???
- Vờ vĩnh: giả vờ.
- Dám mong: có đủ tự tin làm việc gì dù biết là khó khăn, nguy hiểm.
Thằng bé kia:
- Cách nói ra oai của người bền trên đối với kẻ dưới, kiểu nói kém văn hóa.
- Từ trong bụng mẹ các em đã được dạy cách xưng hô có văn hóa, không xưng hô mày, tao,... Dù là vua đi nữa cũng không được phép dùng kiểu nói như thế này, đây là kiểu nói của những người không được đến trường.
- Triều thần: các quan lại trong triều đình.
- Mày: ???
1. Cách dùng ý
- Nhà vua tuy phục cậu bé nhưng muốn kiểm tra lần nữa.
- bài kiểm tra khó hơn lần trước.
- Cách ứng xử nhanh trí của cậu bé
- Làm cho vua phục.
- Vua thưởng cho cậu bé.
2. Cách dùng câu
- Vua và đình thẩn chịu thằng bé thông minh lỗi lạc.
- Qua hôm sau.....thành ba cỗ thức ăn.
- Rèn cây kim >>>> dao bén.
- vua nghe nói, từ đó mới phục hẳn.
- Lập tức,..... ban thưởng rất hậu.
3. Cách dùng từ
- Công quán: công = chung; quán = hàng ăn : nơi ăn chung của khách nhà vua ở xa đến, nay gọi là nhà khách chính phủ.
- Sứ nhà vua: sứ, sứ giả (chức quan được nhà vua phái đi giao dịch nức ngoài.) Dùng ở đây là không phù hợp.
Có thể dùng: vua sai quan triều đình đến gặp hai cha con cậu bé.
-  cỗ: mâm cơm theo cách nói người miền Bắc.
1. Cách dùng ý
- Khai thác tình báo quân giặc trước khi xâm chiếm nước ta.
- Khai thác giá trị tài năng của cậu bé.
- Khi đất nước gặp vận nguy đều có thánh nhân cứu giúp.
- Tính phi thường của cậu bé vượt trên suy tính của người phàm.
2. Cách dùng câu
- Có một nước láng giềng,.... Để xem bên này có nhân tài không ?
- Vua quan đưa mắt nhìn nhau.
- Bao nhiêu ông trạng, các nhà thông thái được triệu vào.
- Tang tình tang,.....
3. Cách dùng từ
- Sai sứ: sứ, sứ giả (chức quan được nhà vua phái đi giao dịch nức ngoài.) Dùng ở đây là  phù hợp.
- Triệu vào: ra lệnh gọi về.
Kết bài
1. Cách dùng ý
- Em bé đã trả lời được câu thách đố.
- Giúp nhà vua vượt qua thử thử thách của nước láng giềng.
- Khiến nước muốn xâm chiếm nước ta phải e dè vì có người tài.
- Giúp cho nước ta tránh bị xâm lăng khỏi nước láng giềng.
2. Cách dùng câu
- Cứ theo cách đó là xâu được ngay !
- Vua và các triểu thần,.... như mở cờ trong bụng.
- Trước con mắt thán phục của sứ giả nước láng giềng.
3. Cách dùng từ
- Mở cờ: trạng thái hết sức hân hoan, vui sướng.
Ý nghĩa truyện Em bé thông minh - SGK
Đây là truyện cổ tích về nhân vật thông minh - kiểu nhân vật rất phổ biến trong chuyện cổ tích Việt Nam và thế giới. Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian( qua hình thức giải những câu đố, vượt những thách đố oái oăm,....), từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hằng ngày.

Ý nghĩa truyện Em bé thông minh
Đây là truyện cổ tích về nhân vật thông minh - kiểu nhân vật rất phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam. Nói lên với các nước láng giềng rằng Việt Nam luôn có thánh nhân giúp đỡ khi đất nước gặp vận nguy ( Thánh Gióng, Hồ Gươm,...). Củng cố niềm tin cho nhân dân ta luôn vững lòng tin trước quân giặc và tạo nên những tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống thường ngày.




0 nhận xét:

Đăng nhận xét