GÓC HỌC TẬP LỚP 7

Trang

Trang

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Văn tự sự





Văn tự sự
- Tìm hiểu chung về văn tự sự
- Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
- Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
- Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
- Lời văn, đoạn văn tự sự
- Ngôi kể trong văn tự sự
- Thứ tự kể trong văn tự sự
- Xây dựng bài văn tự sự - Kể chuyện đời thường.




1.Tìm hiểu chung về văn tự sự

Ghi nhớ
- Tự sự( kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.
- Tự sự giúp người kể giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen, chê.
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta vẫn thường kể về một chuyện nào đó cho người khác nghe và ngược lại. Trong hoạt động kể, người kể thông báo, giải thích, làm cho người nghe nắm được nội dung mình kể; người nghe chú ý, tìm hiểu nội dung mà người kể muốn thông báo, nắm bắt thông tin mà người kể truyền đạt.
- Những câu chuyện chỉ có ý nghĩa khi chúng đáp ứng nhu cầu hiểu biết của người nghe về một chủ đề nào đó.
2.Sự việc và nhân vật trong văn tự sự
* Sự việc trong văn tự sự phải được kể cụ thể: 
- Do ai làm,
- Việc xảy ra ở đâu
- Lúc nào
- Nguyên nhân
- Diễn viến
- Kết quả.
* Có sáu yếu tố đó thì truyện mới cụ thể, sáng tỏ. 
Sự việc và chi tiết trong văn tự sự được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, tư tưởng muốn biểu đạt.
Nhân vật trong văn tự sự: là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện trong văn bản. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng của văn bản. Nhân vật phụ chỉ giúp nhân vật chính hoạt động. Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm,...
3. Chủ đề và dàn bài của bài văn tự sự
Chủ đề: là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
Dàn bài: bài văn tự sự thường gồm có ba phần:
- Phần Mở bài giới thiệu chung về nhân vật và sự kiện;
- Phần Thân bài kể diễn biến của sự việc;
- Phần Kết bài kể kết cục của sự việc.
4. Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
- Khi tìm hiểu đề văn tự sự thì phải tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài.
- Lập ý là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác định: nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa kết qảu của câu chuyện.
- Lập dàn ý là sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết.
- Cuối cùng phải viết  thành văn theo bố cục 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
5.Lời văn, đoạn văn tự sự
Văn tự sự chủ yếu là văn kể người và kể việc. Khi kể người thì có thể giới thiệu tê, họ, lai lịch, quan hệ, tính tình, tài năng, ý nghĩa của nhân vật. Khi kể việc thì kể các hành động , việc làm, kết quả và sự đội thay do các hành động ấy đem lại.
Mội đoạn văn thường có một ý chính, diễn đạt thành một câu gọi là câu chủ đề. Các câu khác diễn đạt những ý phụ dẫn đến ý chính đó, hoặc giải thích cho ý chính, làm cho ý chính nổi lên.
6. Ngôi kể trong văn tự sự
- Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.
- Khi gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng, người kể tự giấu mình đi, tức là kể theo ngôi thứ ba, người kể có thể kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
- Khi tự xưng là " tôi" kể theo ngôi thứ nhất, người kể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình.
- Để kể chuyện cho linh hoạt, thú vị, người kể có thể lựa chọn ngôi kể thích hợp.
- Người kể xưng "tôi" trong tác phẩm không nhất thiết là chính tác giả.
7. Thứ tự kể trong văn tự sự
- Khi kể chuyện, có thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo thứ tự tự nhiên, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau, cho đến hết.
- Nh7ng để gây bất gờ, gây chú ý, hoặc để hể hiện tình cảm nhân vật, người ta có thể đem kết quả hoặc sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung hoặc để nhân vật nhớ lại mà kể tiếp các việc đã xảy ra trước đó.
8. Xây dựng bài văn tự sự - Kể chuyện đời thường.

Bài tham khảo1
Nụ cười của mẹ
Vào những buổi tối mùa đông, lúc hơi lạnh thấm qua cửa sổ khiến bàn tay tôi run lên vì buốt giá, tôi lại nhớ đến những mùa đông năm nào....
 ...Những buổi tối mùa đông ấy, gió bấc thổi len qua những bụi tre dày gai góc rì rào như muốn tâm tình với mái nhà lợp rạ đầy lá tre khô rơi. Mái nhà ấy đã ôm ấp mẹ con tôi, vì chiến tranh má rời xa một phố cổ về với chốn tôn quê này.


 Trên chiếc bàn tre, bên ngọn đèn dầu, mẹ tôi nghiêng mái đầu bên chồng vở học trò. Mẹ tôi là cô giáo, suốt đời chỉ biết làm một nghề: dạy trẻ con tập đọc, tập viết và tập làm tính.
      Tối tối như thế, tôi thấy mẹ ngồi nắn nót viết từng chữ mẫu đầu dòng bằng mực đỏ lên từng cuốn vở học trò. Ngày ấy chưa có những sách tập viết in những hình chấm chấm để học trò tô theo như bây giờ. Mẹ tôi thường dùng bút chì viết mẫu để sớm mai học sinh sẽ tô lên đó bằng bút mực.
      Những tối mùa đông như thế, ngồi học bài bên mẹ như một con mèo nhỏ, tôi lắng nghe tiếng bút mẹ tôi đưa nhẹ trên trang giấy trắng những nét thanh, nét đậm. Đôi khi tôi thấy gợn trong lòng một chút tê tê từ trên đầu ngón tay mẹ tôi.
Thưở ấy ở làng quê, mẹ tôi dạy những đứa trẻ vốn chỉ quen mò cua bắt ốc, chăn trâu cắt cỏ, có những thằng cu nghịch ngợm và viết xấu quá, nhiều buối tối mẹ tôi bảo cả mấy đứa đến ngồi bên mẹ, tôi đặt bàn tay thon thả xanh xao cầm lấy bàn tay bé nhỏ nhưng đã sớm khô ráp chai sần của những thằng cu ấy. Mẹ tôi cầm tay học trò viết từng nét cong, nét thẳng. Rồi khi buông ra để học trò tự viết lấy, tôi thấy mẹ khẽ mím môi, hơi thở nhẹ hẳn đi, mái đầu như đưa theo bàn tay của các em. Đến khi xem lại những chữ học trò tròn trịa ngay ngắn, mẹ tôi khẽ gật đầu. Rồi mẹ cất tiếng đọc,một  giọng thanh thoát nhẹ nhàng để trẻ con bắt chước theo. Nghe học trò đọc không thấy ngọng nữa, mẹ tôi mỉm cười trìu mến lắm.
     Nụ cười ấy mẹ tôi đã giữ trọn vẹn cho đến lúc bà ra đi mãi mãi. Sau này, nhiều khi viết xong được những dòng ngay ngắn, tôi lại thấy ở trên cao xanh xa xa, mẹ tôi đang nhìn tôi khẽ gật đầu và mỉm cười trìu mến vô cùng.
( Lê Phương Liên)

Bài tham khảo 2
Bàn tay yêu thương
Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp 1 vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô thầm nghĩ: “Chắc rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của em học sinh tên Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay.

Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em đoán: “Đó là bàn tay bác nông dân”. Một em khác cự lại: “Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật…”. Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng nghịu: “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!”

Cô giáo ngẩn người. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas bước ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không được xinh xắn như các trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác nhưng hoá ra đối với Douglas bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.

( Theo Quà tặng của cuộc sống,

báo Tuổi trẻ - NXB Trẻ, Tp.HCM, 2001)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét