Qui ước:
SGK là câu hỏi yêu cầu căn bản Sách Giáo Khoa.
Bài 19 ĐẶC ĐIỂM BÊN NGOÀI CỦA LÁ
A. KIẾN THỨC CĂN BẢN
1. Đặc điểm cấu tạo bên ngoài của lá:
a) Các phần của lá:
Lá có hai phần chính là cuống lá và phiến lá.
* Cuống lá: có hình trụ hơi lõm. Cuống lá nối lá với thân và cành. Từ cuống lá phát sinh nhiều gân lá.
Có 3 kiểu gân lá: gân hình mạng, gân song song và gân hình cung.
* Phiến lá: là một bản dẹt, rộng có màu lục.
- Phiến lá có chức năng hứng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ.
b) Phân loại lá:
Có hai loại lá là lá đơn và lá kép.
2. Các kiểu xếp lá trên thân và cành:
Có 3 kiểu sắp xếp lá trên thân và cành:
- Lá mọc cách
- Lá mọc đôi
- Lá mọc vòng.
B.CÂU HỎI- ĐÁP ÁN
Lá có những đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây ntn giúp nhận được nhiều ánh sáng ?
1. Đặc điểm về hình dạng để nhận ánh sáng
Lá có hình bản dẹt để các hạt diệp lục dàn đều trên bề mặt lá.
Bản lá hướng về phía AS để các hạt diệp lục nhận được nhiều ánh sáng.
2. Sắp xếp lá giúp nhận nhiều AS
Có 3 kiểu sắp xếp lá trên thân và cành:
- Lá mọc cách
- Lá mọc đôi
- Lá mọc vòng.
tùy theo từng loại cây giúp các lá tên không che khuất các lá dưới và như vậy tất cả các lá trên cây đều có thể nhận được AS.
Có thể bạn chưa biết !
Cùng với sự phát triển của cây, các lá mới mọc ra nhưng không che lấp các lá cũ bên dưới mà mọc xiên theo một góc sao cho tất cả các lá đều nhận được AS. Vậy độ lớn góc này là bao nhiêu là tốt nhất cho cây ? Nếu độ lớn của góc giữa các lá là 90 độ thì khi lá thứ 5 mọc ra, thì nó sẽ che khuất hoàn toàn lá đầu tiên. Thiên nhiên đã sử dụng tỉ lệ vàng để giải quyết vấn đề này. Ở rất nhiều loài cây, lá mới luôn mọc ra với phương xoay 1.618 quanh cuống lá. Nếu tính theo quĩ đạo tròn 360 độ, lá mới luôn mọc cách 222,5 độ so với chiếc lá cùng cành mọc trước đó( xoay 1 vòng 360 độ và lệch 222,5 độ). Do độ lớn của góc giữa các lá tuân thủ chính xác theo tỉ lệ vàng. Cho dù cây có lớn đến mức độ nào và có nhiều lá đến đâu cũng không bao giờ có lá nào che lấp hoàn toàn được lá khác trong cùng một cây.
Hãy cho ví dụ về 3 kiểu xếp lá trên cây?
Có 3 kiểu sắp xếp lá trên thân và cành:
- Lá mọc cách
- Lá mọc đôi
- Lá mọc vòng.
* Lá mọc cách: từng đôi lá xếp so le với nhau trên cành như lá dâm bụt, lá mồng tơi,...
-*Lá mọc đối: từng đôi lá mọc đối xứng nhau trên cành như là ổi, lá họ đậu,..
*Lá mọc vòng: lá mọc mọc thành vòng xung quanh thân hoặc cành như lá trúc đào,...
*Những đặc điểm nào chứng tỏ lá rất đa dạng ?
Tính chất đa dạng của lá được thể hiện sau:
- Phến lá có rất nhiều hình dạng khác nhau như lá hình bầu dục, lá hình kim, lá hình tròn, lá hình mác,...
- Gân lá có nhiều kiểu như gân hình mạng, gân hình song song, gân hình cung.
- Có hai loại lá đơn và lá kép.
Hãy giải thích các loại gân lá và nêu một số cây có gân lá đó ?
So sánh lá đơn và lá kép ?
BÀI 20. CẤU TẠO TRONG CỦA PHIẾN LÁ
A. KIẾN THỨC CĂN BẢN
xem ảnh gốc >>B.CÂU HỎI- ĐÁP ÁN
1. Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào? Chức năng của mỗi phần là gì?
2. Cấu tạo của phần thịt lá có những đặc điểm gì giúp nó thực hiện được chức năng chế tạo chất hữu cơ cho cây?
3. Lỗ khí có những chức năng gì? Những đặc điểm nào phù hợp với chức năng đó ?
4. * Vì sao ở rất nhiều loại lá, mặt tên có màu sẫm hơn mặt dưới ?
5. Hãy tìm ví dụ về vài loại lá có hai mặt lá màu không khác nhau, cách mọc của những lá đó có gì khác với cách mọc của đa số các loại lá ?
1. Cấu tạo trong của phiến lá gồm những phần nào? Chức năng của mỗi phần là gì?
Cấu tạo trong của phiến lá gồm 3 phần: biểu bì, thịt lá và gân lá.
* Biểu bì:
Gồm một lớp tế bào trong suốt.
- Phía ngoài của lớp biểu bì có vách dày, có chức năng bảo vệ lá.
- Trên lớp biểu bì, nhất là ở mặt dưới, có nhiều lỗ khí giúp lá thoát hơi nước và thực hiện trao đổi khí với môi trường.
* Thịt lá:
Gồm nhiều lớp tế bào có chứa nhiều lục lạp có chức năng thu thập ánh sáng để thực hiện tổng hợp chất hữu cơ cho cây.
* Gân lá:
nằm xen trong phần thịt lá gồm 2 loại mạch:
- Mạch gỗ: chuyển nước và muối khoáng từ thân hoặc cành lên lá.
- Mạch rây: chuyển các chất hữu cơ do lá chế tạo được đến các bộ phận khác của cây.
2. Cấu tạo của phần thịt lá có những đặc điểm gì giúp nó thực hiện được chức năng chế tạo chất hữu cơ cho cây?
Tế bào thịt lá có vách mỏng, có nhiều lục lạp chứa chất diệp lục là bộ phận thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây.
3. Lỗ khí có những chức năng gì? Những đặc điểm nào phù hợp với chức năng đó ?
Lỗi khí có chức năng trao đổi khí và thoát hơi nước.
Những đặc điểm phù hợp với chức năng:
- Mỗi lỗi khí gồm hai tế bào hình hạt đậu có vách tế bào không đều.
- Tế bào có vách ngoài mỏng hơn vách trong giúp thực hiện sự đóng mở lỗi khí.
4. * Vì sao ở rất nhiều loại lá, mặt tên có màu sẫm hơn mặt dưới ?
Phần lớn lá, ở mặt trên có màu thẫm hơn vì:
Màu lục ở lá cay do các hạt diệp lục trong cấu trúc của lục lạp tạo nên. Các hạt diệp lục chỉ được tạo thành ở ngoài ánh sáng.Mặt trên của lá cây do tiếp xúc với ánh sáng nhiều hơn mặt dưới. Vì vậy các hạt diệp lục tạo ra sẽ nhiều hơn và làm mặt trên lá có màu lục thẫm hơn mặt dưới của lá.
5. Hãy tìm ví dụ về vài loại lá có hai mặt lá màu không khác nhau, cách mọc của những lá đó có gì khác với cách mọc của đa số các loại lá ?
Một lá có màu ở 2, mặt không khác nhau:
Ví dụ: lá bắp, lá mía, lá lúa,...
Giải thích về cách mọc của lá:
Những loại lá có màu ở 2, mặt không khác nhau có cách mọc gần như thẳng đứng, do lượng lục lạp ở hai mặt lá tương đương, vì vậy hai mặt lá có khả năng nhận lượng ánh sáng và thực hiện tổng hợp chất hữu cơ thương đương nhau.
BÀI 21 QUANG HỢP
A. KIẾN THỨC CĂN BẢN
B.CÂU HỎI- ĐÁP ÁN
1. Làm thế nào để biết được lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng?
2.Tại sao khi nuôi cá cảnh trong bể kính, người ta thường thả thêm vào bể các loại rong ?
Cá khi hô hấp sẽ hút khí oxy trong bể kính. Sau một thời gian, lượng oxy trong bể sẽ giảm xuống và lượng khí cabonic tăng lên. Vì vậy, việc cho vào bể kính các loại rong để quang hợp tạo thêm khí oxy và hút bớt khí cacbonic trong nước của bể kính giúp cá có thể phát triển bình thường.
3. Vì sao phải trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng ?
Trồng ây ở nơi có đủ ánh sáng để cây có điều kiện quang hợp tốt, tổng hợp nhiều chất hữu cơ và làm tăng sản lượng của cây trồng.
4. Lá cây sử dụng những nguyên liệu nào để chế tạo tinh bột? Lá lấy những nguyên liệu đó từ đâu?
Lá cây sử dụng nước, khí cacbonic và ánh sáng để chế tạo ra tinh bột và nhả khí oxy ra môi trường.
5. Viết sơ đồ tóm tắt của quang hợp. Những yếu tố nào là điều kiện cần thiết cho quang hợp ?
Nước + Khí cacbonic ---------> Tinh bột + Khí Oxy
* Nước: rễ hút từ đất.
* Cacbonic: lá lấy từ không khí.
* Tinh bột: có trong lá.
* Chất diệp lục: có trong lá.
* Khí oxy: O lá nhả ra ngoài môi trường.
6.* Thân non có màu xanh, có tham gia quang hợp được không? Vì sao ? Cây không có lá hoặc lá sớm rụng( xương rồng, cành giao) thì chức năng quang hợp do bộ phận nào của cây đảm nhận ? Vì sao em biết ?
- Thân cây còn non có màu xanh lục do có chứa các hạt diệp lục và cũng có khả năng quang hợp. Sở dĩ như vậy vì ở cây còn non lá mới hình thành quang hợp yếu không chế tạo đủ chất hữu cơ nuôi cây. Khi lá đã phát triển đầy đủ có khả năng tạo đủ chất hữu cơ nuôi cây thì thân cây chỉ còn có nhiệm vụ chống đỡ và vận chuyển chất.
- cây không có lá hoặc lá rụng sớm( xương rồng, kim giao,...) thì chức năng quang hợp do thân cây hoặc cành cây đảm nhận.
- Có thể nhận biết được điều đó vì thân và cành của các loại cây này có màu xanh, chứng tỏ cũng có chứa chất diệp lục.
BÀI 22 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUANG HỢP
A. KIẾN THỨC CĂN BẢN
B.CÂU HỎI- ĐÁP ÁN
1. Nêu những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp.
2. Vì sao cần trồng cây đúng thời vụ ?
Trồng cây đúng thời vụ là trồng cây vào thời điểm mà các yếu tố khí hậu, thời tiết phù hợp nhất cho sự sinh trưởng và phát triển cảu cây. Mỗi loài cây có thời vụ khác nhau. Trồng đúng thời vụ, giúp cây có thể sử dụng các yếu tố phù hợp của ánh sáng, nhiệt độ, nước, lượng khí cacbonic của môi trường để tiến hành quang hợp với hiệu quả cao nhất làm tăng sản lượng ở cây trồng.
3. Không có cây xanh thì không có sự sống ngày nay trên Trái Đất, điều đó có đúng không? Vì sao?
Đúng là không có cây xanh thì không có sự sống trên trái đất.
Vì nhờ quá trình quang hợp, cây xanh tạo ra chất hữu cơ và oxy để cung cấp cho sự sống của các dạng sinh vật trên quả đất.
4. Mỗi em có thể làm để tham gia vào việc bảo vệ và phát triển cây xanh ở địa phương ?
Là học sinh, có thể làm một số công việc để tham gia vào việc bảo vệ và phát triển cây xanh ở địa phương như:
- Tham gia phong trào trồng cây xanh ở trường học, địa phương và xung quang nhà.
- Tham gia chăm bón, giúp cây phát triển tốt. Không chặt phá cây xanh.
- Làm vệ sinh môi trường tạo điều kiện tốt để cây quan hợp.
BÀI 23
A. KIẾN THỨC CĂN BẢN
B.CÂU HỎI- ĐÁP ÁN
BÀI 24
A. KIẾN THỨC CĂN BẢN
B.CÂU HỎI- ĐÁP ÁN
BÀI 25
A. KIẾN THỨC CĂN BẢN
B.CÂU HỎI- ĐÁP ÁN
0 nhận xét:
Đăng nhận xét