GÓC HỌC TẬP LỚP 7

Trang

Trang

Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HÌNH HỌC 6 HỌC KỲ I



PHẦN KIỂM TRA 1 TIẾT
ĐỀ 1
Bài 1 - 1
Cho 3 điểm A,B,C không thẳng hàng.
a) Vẽ 2 tia AB,CA.
b) Vẽ tia Ay cắt đường thẳng BC tại điểm M nằm giữa B và C.
c) Vẽ đường thẳng đi qua điểm M và cắt trung điểm của đoạn thẳng AB tại điểm K.
Bài 1 - 2
Trên đường thẳng xy, lần lượt lấy các điểm A,B theo thứ tự đó sao cho AB = 4cm, AC = 6cm.
a) Tính độ dài đoạn thẳng BC.
b) Gọi M là trung điểm của AB. So sánh độ dài đoạn thẳng MB và BC.
Bài 1 - 3
Trên tia Ox, xác định M và N sao cho ON = 5cm; OM = 3cm.
a) Tính độ dài đoạn thẳng MN.
b) Trên tia đối của Ox, lấy điểm E sao cho EN = 8cm.
Chứng tỏ: điểm O là trung điểm của đoạn thẳng ME.
c) Gọi I,K lần lượt là trung điểm của OE và OM. Chứng tỏ: ME = 2.KI.

ĐỀ 2.
Bài 2 - 1
Cho 3 điểm không thẳng hàng A,B,C.
a) Vẽ hai tia AB,AC.
b) Vẽ tia Ax cắt đường thẳng BC tại M nằm giữa B và C.
c) Vẽ điểm N là trung điểm của AM.
Bài 2 - 2
Vẽ đường thẳng a. Trên đường thẳng a lấy 3 điểm theo thứ tự M,N,P. Điểm Q a. Vẽ tất ả các đường thẳng đi qua các ặp điểm.
a) Có tất cả bao nhiêu đường thẳng trong hình vẽ? Viết tên các đường thẳng đó.
b) Điểm Q là giao điểm của những đường thẳng nào?
Bài 2 - 3
Cho đoạn thẳng AC  = 5cm. Điểm B nằm giữa A và C sao cho AB = 2cm.
a) Tính BC.
b) Trên tia đối của BA lấy điểm D sao cho BD = 6cm. So sánh BC và CD.
c) C có là trung điểm của DB không? vì sao?

PHẦN NÂNG CAO
Bài 1
Trên tia Ax xác định 2 điểm B,N sao cho AB = 4cm; AN = 8cm. Trên tia đối Ax lấy điểm C sao cho AC = 5cm. Tính BC.
Bài 2.
Cho đoạn thẳng AB dài 3cm. Trên tia AB lấy điểm I sao cho IA = 2cm.
a) Tính IB.
b) Lấy điểm C thuộc tia đối của BI sao cho BC = 3cm. Tính IC.

Bài 3
Cho đoạn thẳng MN = 8cm. Gọi R là trung điểm của MN.
a) Tính MR,RN.
b) Lấy hai điểm P,Q trên đoạn thẳng MN sao cho MP = NQ = 3cm. 
Tính PR,QR.
c) Điểm R có là trung điểm của đoạn thẳng PQ không? Vì sao?
Bài 4
Trên tia Ox xác định điểm C và I sao cho OC < OI. Trên tia Oy là tia đối của tia OX xác định điểm D sao cho OC = OD. Chứng minh rằng:
a) Điểm O là trung điểm của đoạn thẳng CD.
b) 2OI = IC + ID.

Bài 5
Trên đường thẳng xy lấy 2 điểm I và N sao cho IN = 4cm. Sau đó lấy điểm M sao cho MN = 8cm và I nằm giữa M, N.
Hỏi I có phải là trung điểm của MN không? Vì sao ?
Bài 6
Cho 3 điểm M,N, Q thuộc đường thẳng a và điểm N nằm giữa 2 điểm M, Q. Biết MQ = 6,8cm. Qn = 3,7cm. Tính đoạn MN.
Bài 7
Cho điểm O thuộc đường thẳng xy. Trên tia Ox lấy điểm A sao cho OA = 4cm. Trên tia Oy lấy điểm B sao cho OB = 6cm. Gọi M và N lần lượt là trung điểm của OA và OB. Vẽ hình và tính MN.

Bài 8.
Trên tia Ox lấy ba điểm A, B, C sao cho OA = 2cm ; OB = 5cm và OC = 8cm.
Gọi H, I, K lần lượt là trung điểm của các đoạn thẳng OA, AB, BC.
Tính độ dài cá đoạn thẳng HI, KH, IK.

Bài 9

Trên tia Ox vẽ hai điểm A,B sao cho OA = 4cm, OB = 8cm.
a) Hỏi điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại? Vì sao ?
b) Tính AB.
c) Điểm A có là trung điểm của đoạn OB không ?

Bài 10.
Trên tia Ox lấy hai điểm A và B sao cho OA = 8cm ; OB = 3cm.
a) Tính AB.
b) Trên tia đối của Ox lấy điểm C sao cho OC = 2cm. Tính BC ?
c) Điểm B có phải là trung điểm của AC không ? Vì sao ?
GV. Đỗ Quang Vinh
PHẦN GIẢI
i) PHẦN CĂN BẢN











Bài 1 -2
Trên đường thẳng xy, lần lượt lấy các điểm A,B theo thứ tự đó sao cho AB = 4cm, AC = 6cm.
a) Tính độ dài đoạn thẳng BC.
b) Gọi M là trung điểm của AB. So sánh độ dài đoạn thẳng MB và BC.

Giải:
a) Tính CB
Ta có:
AB = 4cm
AC = 6cm
=> 0< AB < AC
=> BC = AC - AB
=> BC = 6  - 4 = 2(cm)
Vậy BC = 2cm.


b) So sánh MB và BC.
Ta có:
AM = MB = AB:2 = 4:2 = 2(cm)
=> MB = BC = 2cm
Vậy MB = BC.
Bài 1 -3
Trên tia Ox, xác định M và N sao cho ON = 5cm; OM = 3cm.
a) Tính độ dài đoạn thẳng MN.
b) Trên tia đối của Ox, lấy điểm E sao cho EN = 8cm.
Chứng tỏ: điểm O là trung điểm của đoạn thẳng ME.
c) Gọi I,K lần lượt là trung điểm của OE và OM. Chứng tỏ: ME = 2.KI.
Giải:
a) Tính MN
Ta có:
* OM = 3cm
* ON = 5cm
=> 0 < OM < ON
=> MN = ON - OM
=> MN = 5 -3 = 2(cm)
Vậy MN = 2cm.

b) CMR: O là trung điểm ME.
Ta có:
* O là gốc chải hai tia đối
=> O nằm giữa E và M, giữa E và N.
* EM = EN - MN = 8 - 2 = 6( cm)
* EO = EN - EM = 8 - 6 = 2(cm)

=> EO = OM = EM:2 = 3cm

Vậy O là trung điểm của EM.
c) CMR: ME = 2IK

Ta có:
ME = EO + OM
ME = 2.IO + 2.OK
ME = 2(IO + OK)
ME = 2.IK.
Vậy ME = 2.IK.

ĐỀ 2.
Bài 2 -1
Cho 3 điểm không thẳng hàng A,B,C.
a) Vẽ hai tia AB,AC.
b) Vẽ tia Ax cắt đường thẳng BC tại M nằm giữa B và C.
c) Vẽ điểm N là trung điểm của AM.
Bài 2 -2
Vẽ đường thẳng a. Trên đường thẳng a lấy 3 điểm theo thứ tự M,N,P. Điểm Q a. Vẽ tất ả các đường thẳng đi qua các ặp điểm.
a) Có tất cả bao nhiêu đường thẳng trong hình vẽ? Viết tên các đường thẳng đó.
b) Điểm Q là giao điểm của những đường thẳng nào?
Bài 2 -3.
Cho đoạn thẳng AC  = 5cm. Điểm B nằm giữa A và C sao cho AB = 2cm.
a) Tính BC.
b) Trên tia đối của BA lấy điểm D sao cho BD = 6cm. So sánh BC và CD.
c) C có là trung điểm của DB không? vì sao?

Giải:
a) Tính BC
Ta có:
*AC = 5cm
*AB = 2cm
=> 0< AB< AC
=> B nằm giữa A và C
=> AC = AB + BC
=> BC = AC - AB
=> BC = 5 - 2 = 3(cm)
Vậy BC = 3cm.
b) So sánh BC và CD

Ta có:
* B là gốc hai tia đối BA và BD
=> Tia BC trùng tia BD.
* BD = 6cm 
* BC = 3cm
=> 0< BC < BD
=> C nằm giữa B và D
=> BC + CD = BD
=> CD = BD - BC
=> CD = 6 - 3 = 3(cm)
=> CD = 3cm
Vậy CD = CB = 3cm.
c) Vị trí của C.
Ta có:
* C nằm giữa B và D.
* BC + CD = BD
* BC = CD = BD:2
=> C là trung điểm của BD.
ii) PHẦN NÂNG CAO
Bài 1
Trên tia Ax xác định 2 điểm B,N sao cho AB = 4cm; AN = 8cm. Trên tia đối Ax lấy điểm C sao cho AC = 5cm. Tính BN, BC.
Giải
Tính BN
Ta có:
* AB = 4cm € Ax
* AN = 8cm € Ax
* AC = 5cm € tia đối Ax
=> 0< AB < AN
=> B nằm giữa A và N
=> AN = AB + BN
=> BN = AN - AB
=> BN = 8 - 4 = 4 (cm)
Vậy BN = 4cm.
Tính BC
Ta có:
* A là gốc hai tia đối Ax và AC
=> A nằm giữa C và B
=> C, A, B thẳng hàng.
=>  CB = CA + AB 
=> CB = 5 + 4 = 9(cm)
Vậy BC = 9cm.


Bài 2 
Cho đoạn thẳng AB dài 3cm. Trên tia AB lấy điểm I sao cho IA = 2cm.
a) Tính IB.
b) Lấy điểm C thuộc tia đối của BI sao cho BC = 3cm. Tính IC.
Giải
a) Tính IB
Ta có:
* AB = 3cm
* AI  = 2cm
=> 0< AI < AB
=> I nằm giữa A và B
=> AB = AI + IB
=> IB = AB - AI
=> IB = 3 - 2 = 1(cm)
Vậy IB = 1cm.
b) Tính IC
Ta có:
* B là gốc của hai tia đối BI và BC.
* BC = 3cm
=> B nằm giữa I và C và I, B, C thẳng hàng.
=>IC = IB + BC
=> IC = 1 + 3 = 4(cm)
Vậy IC = 4cm.


Bài 3
Cho đoạn thẳng MN = 8cm. Gọi R là trung điểm của MN.
a) Tính MR,RN.
b) Lấy hai điểm P,Q trên đoạn thẳng MN sao cho MP = NQ = 3cm. 
Tính PR,QR.

c) Điểm R có là trung điểm của đoạn thẳng PQ không? Vì sao?
Giải
a) Tính RM, RN.
Ta có:
* R là trung điểm MN
=> R nằm giữa MN
* MN = 8cm
=> RM = RN = MN:2 = 4(cm)
Vậy RM = RN = 4cm.
b) Tính PR; QR
Ta có: 
* MP = 3cm € MN
* MR = 4cm € MN
=> 0< MP < MR
=> P nằm giữa M và R
=> MR = MP + PR
=> PR = MR - MP
=> PR = 4 - 3 = 1(cm)
Vậy PR = 1cm.

* NQ = 3cm € MN
* NR = 4cm € MN
=> 0< NP < NR
=> Q nằm giữa N và R
=> NR = NQ + QR
=> QR = NR - NQ
=> QR = 4 - 3 = 1(cm)
Vậy QR = 1cm.
c) R có phải là trung điểm PQ.

* MN = MQ + QN
=> MQ = MN - QN
=> MQ = 8 - 3 = 5(cm) 

Ta có:
* MP = 3cm
* MR = 4cm
* MQ = 5cm
=>MP< MR < MQ
=> R nằm giữa P và Q.( 1)
* MQ = MP + PQ
=> PQ = MQ - MP
=> PQ = 5 - 3 = 2(cm) (2)
Từ (1) và (2)
=> PR = RQ = PQ :2 = 2:2 = 1(cm)
=> R là trung điểm của PR.
vậy R là trung điểm PR.
Bài 4
Trên tia Ox xác định điểm C và I sao cho OC < OI. Trên tia Oy là tia đối của tia OX xác định điểm D sao cho OC = OD. Chứng minh rằng:
a) Điểm O là trung điểm của đoạn thẳng CD.
b) 2OI = IC + ID.
Giải:
Ta có:
* O là gốc hai tia đối Ox và Oy
=> O nằm giữa C và D.
=> D, O,C thẳng hàng.
=> OD + OC = CD
* OD = OC = CD:2
=> O là trung điểm của CD.
b) CMR: 2OI = IC + ID

Ta có:
* 0< OC < OI
C nằm giữa O và I.

* DO + OI = DI (1)
=> OI = DI - DO
* OI = OC + CI ( 2)
* OC = DO ( 3)
(1) ; (2) và (3)

=> 2OI = IC + DI.



Related Posts:

  • GDCD 6 - Thang điểm kiểm tra 45' Tuần 9 Tuần:9     Tiết: 9 Ngày dạy:16/10/2013 KIỂM TRA MỘT TIẾT                         … Read More
  • Có thể bạn chưa biết GDCD lớp 6 A. PHƯƠNG PHÁP HỌC B. ÔN TẬP C. KIỂM TRA 15' D. KIỂM TRA 45' - Đề 01 E. THI HỌC KÌ I - Đề 01 - Đề 02  F. VẤN ĐỀ KHÁC … Read More
  • GDCD 6 - Đề kiểm tra học kí I - 01 §Ò KiÓm tra häc k× I - N¨m häc: 2011-2012 m«n: gdcd LíP 6 ( Thêi gian lµm bµi 45 phót) I. Phần trắc nghiệm ( 2,0đ): Chọn phướng án trả lời đúng trong các câu sau Câu 1:  Ý nào nêu đúng và đầy đủ về khái niệm Kiên… Read More
  • Sinh nhật lớp 6/3 tháng 8-9-10  Chín bạn lớp 6/3 có ngày sinh nhật vào tháng 8 - 9 - 10  Lớp chọn ngày 16/10 để kỉ niệm 55 năm sinh nhật cô Hiệu trưởng Phạm Thị Huệ. Lớp trưởng đại diện chúc mừng sinh nhật cô Hiệu trưởng.  Ban đại… Read More
  • Ghi nhớ GDCD lớp 6 Câu hỏi ôn tập GDCD 6 1. Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể Sức khỏe là vốn quý của con người. Mỗi người phải biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, hàng ngày luyện tập thể dục, năng chơi thể thao để sức khỏe ngày một… Read More

0 nhận xét:

Đăng nhận xét