ĐO ĐỘ DÀI
Bài 1:
Tìm
số thích hợp điền vào các chỗ trống sau:
a. 0,1m
=………...…dm = ……………cm
b. 3mm
=………....…m = ……………km
c. 0,05km
=…………...m = ……………cm
d. 50cm
=………..…dm = ……………km
e. 3m
=………..…dm = ……………mm
g. 25cm
=………..…mm = ……………km
Bài 2:
Trong một số thước sau đây, thước nào thích hợp để
đo chiều dài và chiều rộng của thửa ruộng?
a. Thước thẳng
có GHĐ và ĐCNN 1 mm.
b. Thước kẹp.
c. Thước dây
có GHĐ 150cm và ĐCNN là 1mm.
d. Thước cuộn
có GHĐ 5m và ĐCNN là 5mm.
Bài 3:
Một học sinh nói rằng chiều rộng của một cái bàn
là 5 gang tay và chiều dài của cái bàn là 10 gang tay. Hỏi học sinh đó đã lấy gì
làm đơn vị đo?
Bài 4:
Khi quan sát một cây thước mét, một học sinh cho
biết số lớn nhất ghi trên thước là 100, giữa số 0 và số 1 trên thước có 10 khoảng
chia, đơn vị ghi trên thước là centimet. Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của thước?
Bài 5:
Bằng phương pháp nào ta có thể đo chu vi, đường kính
của bút chì?
Bài 6:
Một người có một thước thẳng và một ít vôi bột muốn
dùng để đo chu vi của một lắp lu. Người này có thể đo bằng cách nào?
Bài 7:
Em hãy trình bày một cách đo độ sâu của giếng nước?
Bài 8:
Một học sinh đo chiều dài của lớp học là 32 bước
chân, chiều rộng 19 bước chân. Biết chiều dài trung bình của mỗi bước chân là
30cm. Em hãy cho biết chiều dài và chiều rộng của lớp học theo đơn vị mét.
Bài 9:
Một người dùng thước thẳng để đo chiều dài của mảnh
đất. Người này thấy chiều dài mảnh đất cần đo gấp 30 lần chiều dài của thước thẳng
và nói chiều dài của mảnh đất cần đo khoảng 45m. Hãy cho biết người này dùng thước
thẳng có GHĐ là bao nhiêu?
Bài 10:
Dùng một sợi chỉ quấn 30 vòng sát nhau xung quanh
bút chì. Đánh dấu độ dài quấn được trên bút chì. Dùng thước thẳng đo độ dài này
được 2,4cm. Hãy cho biết đường kính của sợi chỉ?
Bài 11:
Có hai cây thước mét, cây thứ nhất có GHĐ là
150cm và cây thứ hai có GHĐ là 100cm. Một học sinh dùng một trong hai thước mét
trên để đo chiều dài và chiều rộng của một cái bàn. Sau một lần đo có kết quả
như sau:
* Chiều dài
của bàn là148,5 cm
* Chiều rộng
của bàn là 56,8 cm
Hãy cho
biết học sinh đó dùng thước nào và có ĐCNN là bao nhiêu?
Bài 12:
Hãy tìm số thích hợp điền vào các chỗ trống sau:
a. 0,001km = ……………….…..…m =
……………cm
b. 4280dm = ………….…………..m =
……………km
c. 20cm = ……………..…..……dm =
……………m
d. 2500mm = ……………………...…cm =
……………m
c. 0,25km = ………………….…..…m =
……………mm
Bài 13:
Có thể dùng loại thước nào để đo độ dài các vật
thể sau:
a. Chiều dài
và chiều rộng của lớp học.
b. Đường kính
của viên bi
c. Chiều dài
của mảnh vải.
d. Chiều dài
của sân trường
Bài 14:
Một học sinh dùng thước có ĐCNN là 1cm để đo chiều
dài của bàn học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách nào đúng:
1. 1,2m
2. 120cm
3. 12dm
4. 120,0cm
…………………………………..……………………………………………………………………………..
Bài 15
Nếu dùng 2
thước có cùng GHĐ; một thước có ĐCNN đến cm, một thước có ĐCNN đến mm, để đo
chiều dài của 1 vật thì thước nào sẽ cho kết quả chính xác hơn.
…………………………………..……………………………………………………………………………..
…………………………………..……………………………………………………………………………..
Bài 16:
Một em học sinh đi từ nhà đến trường đếm được 152
bước chân, độ dài trung bình của mỗi bước chân là 30cm. Hãy cho biết khoảng
cách từ nhà học sinh đó đến trường.
ĐO THỂ
TÍCH CHẤT LỎNG
Bài 1:
Hãy tìm số thích hợp điền vào các chỗ trống sau:
a. 0,02m3 = .………………dm3 = .………………cm3
b. 1,5dm3 = .……………… l = .………………ml
c. 2500cm3 = .………………dm3 = .………………m3
d. 42000mm3=
.………………cm3 = .………………dm3
Bài 2:
Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình
chia độ dưới đây để đo thể tích của một lượng chất lỏng khoảng 4,5l.
a. Bình có GHĐ 5l và ĐCNN 20ml.
b. Bình có GHĐ 2000ml và ĐCNN 10ml.
c.Bình có GHĐ 4,5l và ĐCNN 250ml.
d.Bình có GHĐ 3000ml và ĐCNN 5ml.
Bài 3:
Dùng bình chia độ có GHĐ 100cm3 để lần
lượt đo thể tích của 3 lượng chất lỏng khác nhau. Kết quả sau một lần đo đối với
mỗi chất lỏng:
a. Chất lỏng
a có thể tích 30cm3.
b. Chất lỏng
b có thể tích 72,5cm3
c. Chất lỏng
c có thể tịch 43,8cm3
Cho biết ĐCNN
của bình chia độ.
………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 4:
Dùng một bơm tiêm có dung tích (thể tích lớn nhất
mà bơm chứa được) là 150cm3 để hút một chất lỏng sang một chai chưa
biết thể tích, người ta bơm khoảng 20 lần thì đầy chai. Hãy cho biết thể tích của
chai (theo đơn vị lít).
………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 5:
Một người muốn đong 1 lít nước mắm nhưng người đó
chỉ có 2 cái ca loại 3 lít (GHĐ là 3 lít) và 2 lít (GHĐ là 2 lít) không có vạch
chia. Làm thế nào để đong được đúng 1 lít khi chỉ dùng hai ca đong này.
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 6:
Một học sinh dùng bình chia độ có GHĐ 100cm3
để đo thể tích của một số chất lỏng. Kết quả sau một lần đo đối với mỗi chất lỏng:
a. Chất lỏng
a có thể tích 70,6cm3.
b. Chất lỏng
b có thể tích 62,4cm3.
c. Chất lỏng
c có thể tích 40cm3.
Hãy cho biết
ĐCNN của bình chia độ.
Bài 7:
Người ta đã đo thể tích của một chất lỏng bằng bình
chia độ có ĐCNN 0,2cm3. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những
trường hợp dưới đây. Biết mực chất lỏng nằm chính giữa vạch 40 và 41.
a. V1=
40cm3.
b. V2=
40,5cm3.
c. V3=
40,6cm3.
Bài 8:
Một bình đựng đầy 7 lít xăng, chỉ dùng 2 loại bình
GHĐ 5 lít và GHĐ 2 lít, làm thế nào để lấy ra được 4 lít xăng từ thùng 7 lít xăng
trên. Biết các bình đều không có vạch chia độ.
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 9:
Một người dùng 1 thùng 10 lít để sang nước từ giếng
vào hồ chữa nước (hình hộp chữ nhật). Khi đổ 50 thùng đầy nước vào hồ thì mực nước
chỉ ở mức nửa hồ. Hãy cho biết thể tích của hồ nước.
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
ĐO THỂ TÍCH
VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC
Bài 1:
Muốn đo thể tích của 1 quả cân có đường kính lớn
hơn đường kính của bình chia độ. Ta phải làm cách nào?
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 2:
Bình chia độ
chứa nước và có mực nước ở ngang vạch 50cm3. Thả 10 viên bi giống
nhau vào bình, mực nước trong bình dâng lên 55cm3. Thể tích của 1
viên bi là:
a. 55cm3.
b. 50cm3.
c. 5cm3.
d. 0,5cm3.
Bài 3:
Một viên gạch có thể tích 320cm3 bọc
trong giấy dầu không thấm nước, (giấy dầu có thể tích 12cm3) được thả
chìm vào bình tràn. Tính thể tích nước tràn ra.
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 4:
Để xác định thể tích của bóng bàn, người ta buộc
1 vật năng (không thấm nước) có thể tích 12cm3 bằng một sợi chỉ nhỏ
(thể tích của sợi chỉ không đáng kể) vào quả bóng bàn rồi thả chìm vào bình tràn.
Hứng lấy nước tràn ra ngoài đổ vào bình chia độ, mực nước ở ngang vạch 26,2cm3.
Hãy xác định thể tích của bóng bàn.
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 5:
Để xác định thể tích của 1 cây đinh, người ta bỏ
100 cây đinh vào bình chia độ đang chứa nước ở vạch 50cm3 thì mực nước
trong bình dâng lên đến vạch 59,5cm3. Thể tích của 1 cây đinh là:
a. 50cm3.
b. 59cm3.
c. 0,095cm3
d. 9,5cm3.
Bài 6:
Hãy trình bày một phương án xác định thể tích của
vật rắn thấm nước (ví dụ viên phấn).
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 7:
Một bình chia độ chứa sắn 100cm3 nước,
người ta thả chìm quả trứng vào thì mực nước trong bình dâng lên đến vạch 132cm3,
tiếp tục thả chìm quả cân vào thì mực nước dâng lên đến vạch 155cm3.
Hãy xác định:
a. Thể tích
của quả trứng.
b. Thể tích
của quả cân.
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 8:
Một bình có dung tích 1800cm3 đang chứa
nước ở mức 1/3 thể tích bình, khi thả chìm hòn đá vào mực nước trong bình dâng
lên chiếm 2/3 thể tích của bình. Hãy xác định thể tích của hòn đá?
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
KHỐI LƯỢNG
– ĐO KHỐI LƯỢNG
Bài 1:
Hãy điền vào các chỗ trống cho thích hợp:
a. 0,05kg =………………………g = ………………………mg
b. 100g = ………………………kg =………………………tạ
c. 0,03t = ……………………… tạ = ………………………kg
d. 25000mg = ……………………… g =………………………kg
Bài 2:
Một học sinh nói rằng em năng 25,5kg. Hỏi cân em đã
sử dụng có ĐCNN là bao nhiêu?
………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 3:
Làm thế nào để lấy ra 1 kg gạo từ 1 bao đựng 10kg
gạo khi trên bàn chỉ có 1 cân Rôbecvan 1 quả cân 4kg.
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 4:
Khi cân 1 túi đường người ta đã dùng 1 quả cân
2kg, 1 quả cân 0,5kg và 1 quả cân 200g (đặt các quả cân lên một đĩa) thì đòn cân
thăng bằng. Hỏi khối lượng của túi đường là bao nhiêu?
………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 5:
Hãy kể một vài loại cân mà em biết?
………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 6:
Để cân bao gạo
nặng khoảng 100kg, người ta dùng cân nào trong các loại sau:
a. Cân tạ.
b. Cân đồng
hồ.
c. cân tiểu
li.
d. Cân đòn.
Bài 7:
Trên 2 đĩa cân Rôbecvan, 1 bên đĩa là 1 quả cân250,
1 bên đĩa là 1 túi bột ngọt và quả cân 20g. Kim cân chỉ đúng vạch chính giữa. Hãy
cho biết khối lượng của túi bột ngọt.
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 8:
Hãy cho biết khối lượng của 1m3 nước
nguyên chất ở 40C, biết rằng 1l
nước nguyên chất trên có khối lượng 1kg.
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 9:
Làm thế nào để lấy ra 1kg gạo từ một bao đựng 5kg
gạo, khi trên bàn chỉ có 1 cân Rôbecvan và 1 quả cân 2kg.
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
LỰC – HAI
LỰC CÂN BẰNG
Bài 1:
Một em bé giữ chặt 1 đầu dây của bóng bay (quả bóng
rất nhẹ), quả bóng không bay lên được vì:
a. Quả bóng
chỉ chịu tác dụng của lực giữ dây của em bé.
b. Quả bóng
chỉ chịu tác dụng của lực hút trái đất.
c. Quả bóng
chịu tác dụng của 2 lực cân bằng là lực đẩy của không khí và lực giữ dây của em
bé.
Hãy chọn câu
trả lời đúng.
Bài 2:
Một quả cầu được giữ yên bằng một sợi dây treo. Hỏi
những vật nào đã tác dụng lực lên quản cầu?
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 3:
Khi đóng đinh vào tường thì các vật nào đã tác dụng
lẫn nhau?
………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 4:
Quan sát 1 viên phấn rơi xuống mặt đất, ba em học
sinh có nhận xét:
a. Trái đất
đã hút viên phấn.
b. Viên phấn
hút Trái đất.
c. Trái đất
và viên phấn hút lẫn nhau.
Em có nhận
xét gì về những câu nói trên.
Bài 5:
Những vật chỉ tác dụng lên nhau khi nó tiếp xúc
nhau. Câu nói trên có đúng hay không? Em hãy cho một ví dụ minh hoạ cho câu trả
lời của mình.
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 6:
Một quả bóng sau khi rơi xuống nền nhà, nó bị nẩy
lên, còn nền nhà dường như không có gì biến đổi. Như vậy nền nhà tác dụng lực lên
quả bóng, còn quả bóng thì không có tác dụng lên nền nhà. Em có nhận xét về câu
nói trên.
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 7:
Quan sát một quyển sách nằm yên trên bàn, một học
sinh nhận xét: Sở dĩ quyển sách nằm yên là vì:
a. Chỉ có lực
hút Trái đất tác dụng lên nó.
b. Chỉ có mặt
bàn tác dụng lực lên nó.
c. Mặt bàn
và Trái đất đều tác dụng lực lên nó và hai tác dụng này cân bằng nhau.
Hãy chọn câu
trả lời đúng.
Bài 8:
Một chiếc bè bị buộc chặt vào một cái cọc và nổi
trên một dòng suối chảy xiết. Hãy cho biết những lực nào đã tác dụng lên chiếc
bè, những lực đó có cân bằng nhau không?
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 9:
Tại sao trước khi thực hiện cú nhảy xa người vận động
viên phải dậm đà?
………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 10:
Khi em xách một thùng nước thì những lực nào đã tác
dụng lên thùng nước. Những lực đó khi nào cân bằng nhau?
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
TÁC DỤNG CỦA
LỰC
Bài 1:
Một học sinh đá vào quả bóng cao su đang nằm yên
trên mặt đất. Điều gì sẽ xảy ra sau đó?
a. Quả bóng
chỉ biến đổi chuyển động.
b. Quả bóng
chỉ biến dạng.
c. Quả bóng
vừa biến đổi chuyển động, vừa bị biến dạng.
Hãy chọn câu
trả lời đúng.
Bài 2:
Nối 1 lực kế lò xo vào một xe lăn. Xe lăn đang đứng
yên sẽ bắt đầu chuyển động khi tay kéo lực kế. Hãy chọn câu trả lời đúng trong
các câu sau:
a. Xe lăn và
lực kế lò xo đều biến đổi chuyển động nhưng không có vật nào bị biến dạng.
b. Xe lăn và
lực kế lò xo đều biến đổi chuyển động, ngoài ra lò xo còn biến dạng.
c. Xe lăn
biến đổi chuyển động còn lực kế lò xo chỉ biến dạng.
Bài 3:
Một quả bóng cao su đang nằm yên trên mặt bàn nằm
ngang và sát một bức tường. Dùng bàn tay ép mạnh quả bóng cao su vào tường. Hãy
chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
a. Chỉ có
quả bóng cao su biến dạng.
b. Cả quả bóng
và bàn tay đều bị biến dạng.
c. Cả quả bóng
và bàn tay đều không bị biến dạng.
d. Chỉ có bàn tay bị biến dạng.
Bài 4:
Hãy mô tả hiện tượng xảy ra đối với
Lò xo đặt thẳng đứng trên mặt đất
Như hình vẽ.
Bài 5:
Hai nhóm học sinh đang kéo co mạnh ngang nhau, bỗng
nhiên một nhóm học sinh buông sợi dây. Em hãy mô tả và giải thích hiện tượng xảy
ra sau đó (Bỏ qua lực hút của Trái đất đối
với cây)
Giải
- Khi hai nhóm học sinh kéo co mạnh ngang nhau thì
họ đã tác dụng lên dây 2 lực cân bằng nhau.
- Khi một nhóm học sinh buông dây, nghĩa là sợi dây
chỉ còn chịu tác dụng của một lực hướng về phía nhóm học sinh kéo dây do đó sợi
dây chuyển động về hướng đó nên nhóm học sinh kéo dây bị té nhào.
Câu 6:
Quan sát một con trâu đang kéo cày, ba học sinh
nhận xét:
a. Chỉ có
con trâu tác dụng lực kéo lên cái cày.
b. Chỉ có cái
cày tác dụng lực kéo lên mặt đất.
c. Cài cày,
con trâu và mặt đất tác dụng lẫn nhau.
Em hãy cho
biết nhận xét nào đúng?
Câu 7:
Hãy mô tả hiện tượng gì xảy ra sau khi gắn quả nặng vào lò xo được treo thẳng đứng (hình vẽ).
Câu 8:
Đặt một thanh nam châm lại gần miếng sắt mỏng. Hãy
mô tả hiện tượng gì xảy ra sau đó?
………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 9:
Khi dùng kim nhổ cây đinh, những vật nào đó đã tác
dụng lẫn nhau?
………………………………………………………………………………………………………………….
TRỌNG LỰC – ĐƠN VỊ LỰC
Câu 1:
Treo một dây dọi phía trên mặt nước yên lặng nằm
ngang bên trong chậu. Em có nhận xét gì về phương của dây dọi với mặt thoáng của
nước?
GIẢI
Phương của dây dọi vuông góc với mặt thoáng của mặt
nước.
Câu 2:
Quan sát một người kéo thùng nước từ giếng lên ba
học sinh nhận xét như sau:
a. Thùng nước
chỉ chịu tác dụng của lực kéo của sợi dây.
b. Thùng nước
chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
c. Thùng nước
chỉ chịu tác dụng của 2 lực: Lực kéo của dây và trọng lực. Lực kéo của dây có cường
độ lớn hơn cường độ trọng lượng của thùng nên thùng chuyển động lên phía trên.
Hãy cho biết
nhận xét nào đúng?
Câu 3:
Để xây bức tường cho thẳng đứng, người thợ xây phải
làm gì? tại sao?
GIẢI
Người thợ xây dùng một dây dọi, một đầu trên của
dây buộc vào điểm cố định, đầu dưới buộc quả nặng. Khi dây dọi đứng yên trọng lượng
của quả nặng cân bằng với lực kéo của dây. Do đó phương của dây dọi chính là phương
của trọng lực tức là phương thẳng đứng. Người thợ xây dựa vào phương của dây dọi
để xây bức tường thẳng đứng vuông góc với mặt đất.
Câu 4:
Quan sát sự rơi của chiếc lá và sự rơi của viên
phấn. Em hãy cho biết chiếc lá và viên phấn rơi như thế nào? Sự rơi của chiếc lá
có mâu thuẫn gì với trọng lượng của nó không?
………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 5:
Quả bóng bàn lơ lửng trên mặt nước. Hãy cho biết
những lực nào đã tác dụng lên quả bóng?
Câu 6:
Khi buông viên phấn, viên phấn rơi là vì?
a. Sức đẩy
của không khí.
b. Lực hút
của Trái đất tác dụng lên nó.
c. Lực đẩy
của tay.
Hãy chọn câu
trả lời đúng.
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 7:
Một quyển sách nằm yên trên bàn, một quả nặng gắn
vào lò xo treo thẳng đứng. Hãy cho biết những lực nào đã tác dụng lên quyển sách,lên
quả nặng. Trong hai trường hợp trên những lực nào cân bằng với trọng lực?
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 8:
Một người muốn cắm một cây gậy xuống mặt đất theo
phương thẳng đứng, làm thế nào để thực hiện được điều này?
LỰC ĐÀN HỒI
Câu 1:
Những vật nào sau đây có tính đàn hồi:
a. Sợi dây
cao su.
b. Thanh nhôm
c. Lò xo.
d. Cây thước
gỗ.
Câu 2:
Một đầu lò xo được giữ cố định, đầu còn lại được
gắn vào một vật nặng đã đứng yên thì có lực nào đã tác dụng lên vật, lúc này lò
xo có bị biến dạng không?
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 3:
Có 2 lò xo chỉ giống nhau về chiều dài tự nhiên.
Dùng 2 lò xo này để treo 2 vật cùng khối lượng. Hỏi độ dãn của mỗi lò xo có giống
nhau không? Tại sao?
………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 4:
Chiều dài ban đầu (chiều dài tự nhiên) của lò xo
là 25cm, sau khi ta tác dụng lên lò xo một lực thì chiều dài của nó là 30cm. Hãy
cho biết lò xo bị dãn hay bị nén một đoạn là bao nhiêu?
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 5:
Trên hình là sự biểu diễn chiều dài của lò xo phụ
thuộc vào lực tác dụng lên nó. Hỏi
a. Chiều dài
ban đầu (chiều dài tự nhiên) của lò xo.
b. Khi lực
tác dụng 8N thì chiều dài của lò xo là bao nhiêu? Lò xo bị dãn hay nén? Vì sao?
c. Ứng với độ
dãn của lò xo 2 cm thì lực tác dụng lên nó là bao nhiêu.
Câu 6:
Chiều dài tự nhiên của lò xo là 30cm. biết độ dãn
của lò xo phụ thuộc vào lực tác dụng được biểu diễn trên hình vẽ. Hãy xác định
chiều dài của lò xo khi lực tác dụng lê nó là:
a. 10N.
b. 15N
c. 20N
Câu 7:
Gắn một vật nặng vào một lò xo được treo thắng đứng
như hình vẽ. Hãy cho biết:
a. Những lực nào tác dụng vào vật,
b. Vì sao vật đứng yên
c. Nếu lấy
vật nặng ra khỏ lò xo thì sau đó hiện tượng xảy ra như thế nào đối với lò xo.
|
………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 9:
Trên hình vẽ là sự biểu diễn chiều dài của lò xo
phụ thuộc vào lực tác dụng lên nó. Hỏi
a. Chiều dài
ban đầu của lò xo.
b. Khi lực tác dụng 60N thì chiều dài của lò
xo là bao nhiêu? Lò xo bị dãn hay nén?
Câu 10:
Hãy vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của độ dãn lò
xo vào lực tác dụng theo những số liệu sau:
Câu 1:
Dùng một lực kế để đo trọng lượng của vật. Lực kế
sẽ chỉ bao nhiêu nếu các vật có khối lượng như sau:
a. 5kg
b. 10kg
c. 15kg
d. 20kg
Câu 2:
Tại sao khi mang một vật có khối lượng 5kg ta có
cảm giác năng hơn so với khi mang vật có khối lượng 2kg.
Câu 3:
Dùng từ thích hợp để đưa vào chỗ trống sau: Khi đo
lực bằng lực kế lò xo, đầu trên phải điều chỉnh vạch số (a)... Cho lực cần đo tác
dụng vào (b)... của lực kê. Phải cầm vào vỏ của lực kế và hướng sao cho (c)...
của lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo.
Câu 4:
Dựa vào công thức P=10m, hãy cho biết khối lượng
của các vật là bao nhiêu khi trọng lượng của chúng là:
a. 20N
b. 0,5N
c. 100N
d. 1N
Câu 5:
Một vật a có khối lượng 10kg. Hãy cho biết khối lượng
của vật b. Biết trọng lượng của b bằng 2/5 trọng lượng của vật a.
Câu 6:
Hãy cho biết trọng lượng của các vật có khối lượng
sau đây:
a. 100g
b. 2kg
c. 50kg
d. 0,5kg
Câu 7:
Hãy dùng
từ thích hợp điền vào các chỗ trống sau:
- Lực kế là
một dụng cụ để (a)
.........................................................................
- Có nhiều
loài (b)...................................... lực kế thường dùng là lực kế
(c).... .........................................................................................................
- Lực kế lò
xo gồm một chiếc (d).......................................... một đầu gắn vào
vỏ lực kế, đầu kia gắn vào một cái móc và một cái
(e).................................... Kim chỉ thị chạy trên một (f)...........................................................................................
Câu 8:
Dùng một lực kế lò xo để đo trọng lượng của vật.
Hãy cho biết khối lượng của vật tương ứng với số chỉ của lực kế, khi số chỉ của
lực kế là:
a. 0,5N.
b. 1N.
c. 1,5N.
d. 2N
Hãy vẽ đường
biểu diễn sự phụ thuộc của trọng lượng vật vào khối lượng của vật.
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 9.
Hình vẽ bên là đường biểu diễn sự phụ thuộc của
trọng lượng vào khối lượng của vật. Thay các chữ A, B, C, D bằng trọng lượng của các vật có khối lượng.
a. 0,5kg b. 1kg c. 1,5kg d.
2kg
KHỐI LƯỢNG
RIÊNG - TRỌNG LƯỢNG RIÊNG
Câu 1:
Muốn đo khối lượng riêng của quả cầu bằng sắt người
ta dùng những dụng cụ gì? Hãy chọn câu trả lời đúng.
a. Chỉ cần
dùng 1 cái cân.
b. Chỉ cần
dùng 1 lực kế.
c. Cần dùng
một cái cân và bình chia độ.
d. Chỉ cần
dùng một bình chia độ
Câu 2:
Em hãy trình bày một phương án xác định khối lượng
của một cái cột sắt hình trụ cao khoảng 10m.
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 3:
Hãy tính khối lượng riêng của gạch biết một thùng
gạch có thể tích 4m3 thì năng 10t.
………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 4:
Dựa vào bảng khối lượng riêng của một số chất (trong sách giáo khoa). Hãy xác định khối
lượng của 10 bao gạo, biết mỗi bao có thể tích 0,2m3.
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 5:
Hãy cho biết giữa khối lượng riêng và trọng lượng
riêng liên hệ với nhau bằng công thức nào?
………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 6:
Một vật có khối lượng riêng là 2500kg/m3thì
nó sẽ có trọng lượng riêng là bao nhiêu?
………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 7:
Một học sinh viết 2500kg/m3= 25000N/m3.
Học sinh đó viết đúng không? Tại sao?
Không được viết 2500kg/m3= 25000N/m3
vì 2500kg/m3 biểu thị cho khối lượng của 1m3, còn
25000N/m3chỉ trọng lượng của 1m3vật.
Câu 8:
Từ công thức
D= một học sinh có 2 kết
luận sau:
a. Khi thể
tích của vật càng lớn thì khối lượng riêng càng nhỏ.
b. Khi khối
lượng vật càng lớn thì khối lượng riêng càng lớn.
Các kết luận
trên có đúng không?
………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 9:
Lần lượt bỏ 2 vật không thấm nước có cùng một
khối lượng vào bình chia độ có chứa nước, mực nước trong bình dâng lên trong 2
trường hợp có bằng nhau không? Tại sao?
TL: Nếu 2 vật đó có cấu tạo cùng một chất lại có khối
lượng bằng nhau nên thể tích của chúng bằng nhau. Do đó khi lần lượt bỏ chúng vào
bình thì mực nước trong bình sẽ dâng lên như nhau.
- Nếu 2 vật đó cấu tạo không cùng một chất thì khối
lượng riêng khác nhau nên thể tích khác nhau. Do đó nếu lần lượt bỏ 2 vật đó vào
bình chia độ thì mực nước trong bình chia độ dâng lên khác nhau.
Câu 10:
Biết 800g rượu có thể tích 1dm3. Hãy tính
khối lượng riêng của rượu. So sánh khối lượng riêng của rượu với khối lượng riêng
của nước.
Câu 11:
Biết 1 xe cát có thể tích 8m3, có khối
lượng là 12 tấn.
a. Tính khối
lượng riêng của cát.
b. Tính trọng
lượng của 5m3 cát.
Câu 12:
Hãy trình bày cách đo khối lượng riêng của quả cầu
nhôm bằng 2 dụng cụ: Một bình chia độ và 1 cái cân.
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 13:
Em có biết biểu thức tính trọng lượng riêng theo
khối lượng d=10D được suy ra từ những biểu thức nào?
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 14:
Hãy tính trọng lượng của gỗ trên 3 xe chở gỗ biết
mỗi xe chứa 5m3gỗ. Biết khối lượng riêng của gỗ là 800kg/m3.
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 15:
Hãy xác định trọng lượng của xăng được chứa đầy
trong 2 bồn xăng. Biết bồn thứ nhất chứa 1200l xăng, bồn thứ hai chứa khoảng một nửa của bồn thứ nhất. (Cho khối
lượng riêng của xăng 700kg/m3).
Câu 16:
Vật a và vật b có cùng khối lượng, biết thể tích
của vật a lớn gấp 3 lần thể tích của vật b. Hỏi khối lượng riêng của vật nào lớn
hơn và lớn hơn bao nhiêu là?
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 17:
Hai chất lỏng a và b đựng trong 2 bình có thể tích
10 lít. Biết rằng khối lượng của 2 chất lỏng là 4kg, khối lượng của chất lỏng a
chỉ bằng 1/3 khối lượng của chất lỏng b. Hãy cho biết khối lượng riêng của 2 chất
lỏng trên.
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
MÁY ĐƠN GIẢN
Câu 1:
Trong thực tế để di chuyển các vật hoặc nâng các
vật nặng lên cao, người ta thường sử dụng những máy cơ đơn giản nào?
Câu 2:
Hãy dùng những từ thích hợp sau: (Mặt phẳng
nghiêng, ròng rọc, đòn bẩy) điền vào các chỗ trống.
a. Khi kéo
vật nặng lên cao theo phương thẳng đứng người ta thường sử dụng.......
b. Để đưa
một thùng phuy nặng từ mặt đất lên xe ô tô, người ta dùng......
c. Người ta
dùng..........để bẩy một tảng đá nặng.
Câu 3:
Để kéo một kiện hàng có khối lượng 200kg theo
phương thẳng đứng người ta phải dùng một lực ít nhất là bao nhiêu?
Câu 4:
Người ta dùng máy đơn giản nào để làm các việc
sau:
a. Dời vị
trí của ống thoát nước.
b. Đưa
những kiện hàng xuống từ trên xe tải.
c. Đưa
những kiện hàng lên lầu cao tầng.
d. Nhổ cây
đinh đóng trên vách.
Câu 5:
Để kéo một vật nặng 50kg lên lầu cao tầng người
ta phải dùng 1 lực F có độ lớn:
a. F<50N
(F nhỏ hơn 50N)
b. F = 50N.
c. F≥ 500N
(F lớn hơn hoặc bằng 500N)
d. 50N <
F< 500N (F lớn hơn 50N và nhỏ hơn 500N).
Câu 6:
Dùng các từ thích hợp điền vào chỗ trống trong
các câu sau:
a.
.........là những dụng cụ giúp thực hiện công việc dễ dàng.
b. Các máy
đơn giản thường là: Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ........
c. Khi kéo
vật lên phương thẳng đứng cần phải dùng một lực có cường độ ...........bằng
trọng lượng của vật.
.......................................................................................................................................................................
Câu 7:
Hãy cho những thí dụ sử dụng máy đơn giản trong
đời sống hàng ngày?
.......................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
Câu 8:
Để đưa một kiện hàng có khối lượng 1 tấn lên lầu
cao tầng thì ta có thể sử dụng dụng cụ nào? và cường độ lực kéo là bao nhiêu?
Câu 9:
Để làm giảm độ nghiêng của một mặt phẳng nghiêng
(có chiều dài xác định) người ta làm cách nào trong những cách sau:
a. Giảm
chiều dài của mặt phẳng nghiêng.
b. Giảm
chiều cao kê (hay gối) mặt phẳng nghiêng.
c. Tăng
chiều cao kê mặt phẳng nghiêng.
d. Tăng
chiều dài của mặt phẳng nghiêng đồng thời tăng chiều cao kê mặt phẳng nghiêng.
Câu 10:
Hãy chọn câu đúng trong trường hợp sau: Kéo vật
lên cao bằng mặt phẳng nghiêng.
a. Nếu mặt
nghiêng càng dài thì lực kéo càng lớn.
b. Nếu mặt
nghiêng càng dài thì lực kéo càng nhỏ.
c. Nếu mặt
nghiêng càng ngắn thì lực kéo càng nhỏ.
d. Mặt
nghiêng dài hay ngắn thì lực kéo không đổi.
Câu 11:
Hãy chọn những từ thích hợp để điền vào chỗ trống
của các câu sau:
a. Dùng mặt
phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo............trọng lượng của vật.
b. Khi
chiều dài của mặt phẳng nghiêng càng (1)................. thì lực cần để kéo vật
trên mặt phẳng nghiêng càng (2)...........................................
c. Với một
mặt phẳng nghiêng có độ nghiêng nhất định thì ............................. không
phụ thuộc vào chiều dài của mặt phẳng nghiêng.
Câu 12:
Một mặt phẳng nghiêng dài 10m cao 2m và một mặt
phẳng nghiêng khác dài 6m cao 1,5m. Mặt phẳng nghiêng nào cho ta lợi về lực hơn?
(tức là lực kéo vật lên nhỏ hơn).
Câu 13:
Hãy cho biết tác dụng của mặt phẳng nghiêng khi nâng
vật lên cao, và khi di chuyển vật từ trên xuống.
Câu 14:
Dùng một trong
2 tấm ván để đưa vật từ mặt đất lên xe tải, biết tấm ván thứ nhất có chiều dài
gấp 1,5lần tấm ván thứ hai. Hỏi dùng tấm ván nào có lợi về lực hơn?
Câu 15:
Khi làm đường đi ở vùng đồi núi, người ta không làm
những đường thẳng, mà thường làm những đường lượn ngoằn ngoèo. Hãy giải thích tại
sao người ta làm như vậy.
TL: Làm như vậy đường đi sẽ có độ nghiêng nhỏ, lực
kéo xe lên nhỏ hơn, nghĩa là ta được lợi về lực nhiều hơn.
Câu 16:
Có 2 tấm ván có chiều dài lần lượt là 8m, 10m. Để
kéo vật lên cao 2m với lực kéo nhỏ hơn thì người ta nên dùng tấm ván nào? Tại
sao?
Câu 17:
Hãy chọn câu đúng trong các câu sau:
a. Khi kéo
vật lên cao người ta dùng mặt phẳng nghiêng càng ngắn thì lực kéo càng nhỏ.
b. Với mặt
phẳng nghiêng có độ nghiêng nhất định nếu tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng
thì độ nghiêng sẽ giảm đi.
c. Chiều dài
của mặt phẳng nghiêng dài hay ngắn thì lực kéo vẫn không đổi.
Câu 18:
Người ta dùng 2 tấm ván để đưa các vật nặng từ mặt
đất lên sàn xe tải. Tấm ván thứ nhất có chiều dài bằng phân nửa chiều dài của tấm
thứ hai. Muốn kéo vật từ mặt đất lên xe tải bằng cách dùng một trong hai tấm ván
đó thì lực kéo có giống nhau không? Dùng tấm ván nào thì lực kéo nhỏ hơn?
............................................................................................................................................................................
Câu 19:
Mặt phẳng nghiêng dài 4m cao 0,5m và một mặt phẳng
nghiêng khác dài 3,5m cao 0,7m. Hỏi mặt phẳng nghiêng nào cho ta lợi về lực hơn?
............................................................................................................................................................................
Câu 20:
Để đưa vật lên cao 2m người ta dùng một mặt phẳng
nghiêng có chiều dài 8m, lúc đó tốn một lực kéo là 50N. Muốn lực kéo giảm một nửa
thì phải tăng hay giảm chiều dài của mặt phẳng nghiêng? Chiều dài của mặt phẳng
nghiêng lúc đó phải là bao nhiêu?
Câu 21:
Để đưa vật lên cao 1,5m người ta dùng một mặt phẳng
nghiêng có chiều dài 8m thì tốn một lực F. Nếu muốn đưa vật đó lên cao 2m mà vẫn
tốn một lực F như trên thì ta phải dùng mặt phẳng nghiêng có chiều dài là bao
nhiêu?
ĐÒN BẨY
Câu 1:
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu
sau:
a. Mỗi đòn
bẩy đều có: (1).................; điểm tác dụng của
(2)......................... là O1, điểm tác dụng của (3)......................... là O2.
b. Khi khoảng
cách từ điểm tự tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa
tới điểm (1).......................... của
trọng lượng vật thì lực nâng vật sẽ (2).................... trọng lượng của vật.
Câu 2:
Khi dùng đòn
bẩy, nếu khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng nhỏ hơn khoảng
cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật thì lực nâng sẽ:
a. Nhỏ hơn
trọng lượng của vật.
b. Bằng trọng
lượng của vật
c. Lớn hơn
trọng lượng của vật.
Câu 3:
Một đòn bẩy có O1O >O2O để
đòn bẩy cân bằng thì 2 lực F1, F2 (đặt vào 2 điểm O1,
O2) lực nào có cường độ mạnh hơn?
Câu 4:
Người ta dùng đòn bẩy có dạng như hình vẽ để bẩy
một hòn đá. Hỏi hòn đá tựa vào đầu nào, điểm tác dụng của lực cần nâng vật đặt
vào đầu nào để được lợi về lực.
A O B
Câu 5:
Một thanh nhẹ đòn bẩy như hình vẽ. Trong đó OA =
2OB. Để đoàn bẩy cân bằng thì phải tác dụng lên đầu A một lực có cường độ là F1
đầu B một lực có cường độ là F2. Hãy so sánh F1và F2.
A
O B
Câu 5:
Một quả cầu
bằng nhôm và một quả cầu bằng sắt có cùng kích thước được treo vào 2 đầu của
đòn bẩy như hình vẽ (OA=OB ). Đòn bẩy có ở
trạng thái cân bằng không?
A O B
Câu 6:
Vật (a) có khối lượng gấp 4 lần vật (b). Nếu treo
vật a vào đầu A và vật b và đầu B của vật đòn bẩy, để đòn bẩy được cân bằng thì
tỉ số giữa khoảng cách từ điểm tựa O đến đầu A và khoảng cách từ điểm từ điểm tựa
O đến đầu B phải là bao nhiêu?
Câu 7:
Hai người dùng
một cây gậy để khiêng một cổ máy, một người muốn gánh nặng về phần mình, người
đó phải chọn đầu nào? Gần cổ máy hay xa cổ máy hơn? Vì sao?
Câu 8:
Một đòn bẩy có O1O < O2O
để đòn bẩy cân bằng thì lực F1 đặt vào điểm O2 phải thoả điều
kiện.
a. F1=F2
b. F1<F2
c. F1>F2
Hãy chọn câu
đúng.
Câu 9:
Hai người dùng một cây gậy để khiêng một bao gạo,
một người muốn mình gánh nhẹ thì người đó phải chọn đầu nào? Gần bao gạo hay xa
bao gạo hơn? Vì sao?
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
Câu 10:
Một thanh nhẹ dùng làm đòn bẩy OA=2OB, người ta
treo 3 quả nặng vào 2 đầu A và B (hình vẽ), nếu khối lượng các quả nặng bằng
nhau, đòn bẩy có cân bằng không? Nếu không thì phải làm thế nào để đòn bẩy cân
bằng?
A O B
Câu 11:
Người ta dùng một đòn bẩy có dạng như hình vẽ để
bẩy ống bê tông. Hỏi ống bê tông phải được buộc vào đầu nào? Lực tác dụng vào đầu
nào để được lợi về lực?
A
O B
Câu 12:
Trong trường hợp nào thì khi ta dùng đòn bẩy mà
không được lợi về lực?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét