GÓC HỌC TẬP LỚP 7

Trang

Trang

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Ôn tập Lịch sử - Học kì I - THCS - BẠCH ĐẰNG

Ôn tập Bài 1;3;4;5;6;9(phần II); 11;12;13.

Ôn bài 1 - bài 9
* Ôn bài 9 - 16

Bài 1
Câu 1- 1. Lịch sử là gì?
- Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ.
- Lịch sử còn có nghĩa là khoa khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
Câu 1- 2. Học lịch sử để làm  gì?
Trà lời:
- Giúp hiểu cội nguồn của dân tộc.
- Biết quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha ta.
- Biết quá trình đấu tranh chống thiên tai và chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
- Biết ơn những người đã làm nên lịch sử cũng như phải biết mình làm gì cho đất nước sau này.
- Hiểu quá trình phát triển của dân tộc.
- Nhìn nhận được sự phát triển xã hội sau này.
Câu 1- 3. Có bao nhiêu tư liệu?
Có ba loại tư liệu:
* Truyền miệng
* Hiện vật.
* Chữ viết.


Bài 3
Câu 3 - 1   Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã.
Xã hội nguyên thủy tan rã  vì:
- Khoảng 4 000 năm TCN, con người phát hiện ra kim loại và dùng kim loại làm công cụ lao động.
- Nhờ công cụ bằng kim loại, con người có thể khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt,... sản phẩm làm ra nhiều, xuất hiện của cải dư thừa.
- Một số người chiếm hữu của dư thừa, trở nên giàu có... xã hội phân rã hóa thành kẻ giàu nghèo. Xã hội nguyên thủy dần dần tan rã.
Câu 3 - 2Sơ đồ xã hội nguyên thủy tan rã.

Câu 3 - 3 So sánh người nguyên thủy và người tinh khôn.

 Nội dung
 Người tối cổ
 Người tinh khôn
i) Nguồn gốc
ii) Thời gian xuất hiện
iii) Xã hội
iv) Đời  sống
v) Công nghệ
- Từ người vượn cổ
- 3- 4 triệu năm trước
- Sống theo bầy đàn.
- Hái lượm, săn bắn.
- Thô sơ, dùng cành cây, đá
- Từ người tối cổ
- 4 vạn năm trước
- Sống theo nhóm, họ hàng.
- Trồng trọt, chăn nuôi.
- Chế tạo công cụ, đồ gốm.




Bài 4
Các quốc gia cổ đại phương Đông đã hình thành ở đâu và từ bao giờ.

Câu 4 - 1 Hãy kể tên các quốc gia cổ đại phương đông.
Các quốc gia cổ đại phương Đông bao gồm:
- Ai cập
- Lưỡng Hà
- Ấn Độ
- Trung Quốc.
Câu 4 - 2 Các quốc gia cổ đại phương Đông đã hình thành ở đâu và từ bao giờ.
* Nơi hình thành: chủ yếu ở lưu vực những dòng sông lớn.
* Thời gian: từ cuối thiên niên kỷ IV đến đầu thiên niên kỷ III trước công nguyên.
*  Kinh tế: nghề nông trồng lúa nước.
Câu 4 - 3 Vì sao các quốc gia cổ đại đều được hình thành trên lưu vực những dòng sông lớn?
Đất ven sông là đất phù sa màu mỡ, mềm, xốp, dễ canh tác, cho năng xuất cao, nước tưới đầy đủ quanh năm, thuận lợi cho việc trồng trọt, phát triển sản xuất, đảm bảo cuộc sống.

Câu 4 - 4 Nền sx ở các quốc gia cổ đại phương đông phát triển ntn?
- Nghề nông trồng lúa ngày càng phát triển và trở thành ngành kinh tế chính.
- Người ta biết làm thủy lợi, đắp đê ngăn lũ, đào kênh, máng dẫn nước vào ruộng. Ngoài ra, người ta còn biết làm các nghề thủ công như luyện đúc đồng, làm đồ gốm, đóng thuyền, làm nhà cửa.

Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?

Câu 4 - 5 Ở các quốc gia cổ đại phương Đông, bộ phận dân cư đông đảo nhất và có vai trò to lớn trong sx là bộ phận nào?
Ở các nước phương Đông, cư dân chủ yếu làm nghề nông. Vì vậy, bộ phận đông đảo nhất có vai trò lớn trong sản xuất là nông dân. Họ nhận ruộng đất ở công xã để cày cấy và phải nộp một phần thu hoạch của mình cho quí tộc, ngoài ra họ còn đi lao dịch không công cho bọn quí tộc.

Câu 4 - 6 Xã hội phương Đông cổ đại bao gồm những tầng lớp nào ? địa vị của họ ntn?
Trả lời:
* Các quốc gia cổ đại phương Đông gồm các tầng lớp:
- Quí tộc
- Nông dân công xã
- Nô lệ.
* Địa vị:
-  Quí tộc; Vua, quí tộc là tầng lớp trên, nắm mọi quyền hành trong xã hội, họ sống chủ yếu bóc lột nông dân và nô lệ.
- Nông dân công xã: chiếm đa số dân cư và là lực lượng san xuất chính.
- Nô lệ: chủ yếu phục vụ gia đình quí tộc, thân phận không khác mấy so với con vật.


Câu 4 - 11 Sơ đồ nhà nước cổ đại phương Đông.
VUA

|

QUÝ TỘC

|

NÔNG DÂN CÔNG XÃ

|

NÔ LỆ
Câu 4 - 12. Ở các nước cổ đại phương Đông, nhà vua có những quyền hành gì?
Ở các nước cổ đại phương Đông, do vua đứng đầu, có quyền hành cao nhất. Vua tự đặt ra pháp luật, chỉ huy quân đội đến xét xử người có tội.
Vua còn được là người đại diện thần thánh.

Bài 5
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY
Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây
Câu 5 - 1 Nhìn trên bản đồ thế giới, em hãy giới thiệu tên, vị trí địa lí, thời gian hình thành của các quốc gia cổ đại phương Tây.
Trả lời:
Nhìn bản đồ thế giới, ta sẽ thấy ở miền Nam Âu có hai bán đảo nhỏ vươn dài ra Địa Trung Hải.
* Tên quốc gia: Hy Lạp và Rô-ma.
* Vị trí: đó là các bán đảo Ban-căng và I-ta-li-a.
* Thời gian: nơi đây vào khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN, đã hình thành hai quốc gia Hi Lạp và Rô-ma.
* Nền kinh tế: thủ công nghiệp; thương nghiệp( đặc biệt là ngoại thương).
Câu 5 - 2. Xã hội cổ đại Hi Lạp, Rô-ma gồm những gia cấp nào?
* Gồm 2 giai cấp: chủ nô và nô lệ.
* Chủ nô: xem nô lệ như một công cụ biết nói.
- Chủ nô nắm mọi quyền hành.
* Nô lệ: nô lệ bị chủ nô bóc lột một cách tàn nhẫn.

Câu 5 - 3. Em hiểu thế nào là xã hội chiếm hữu nô lệ?
* Nô lệ là lực lượng lao động chính trong xã hội. Mọi của cải đều do sức lao động của nô lệ mà có.
* Chủ nô nắm mọi quyền hành chính trị. Chủ nô chỉ hoạt động chinh1 trị hoặc hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
* Nhà nước: gồm nhiều bộ phận do dân tự do hay quí tộc bầu ra và làm việc theo thời hạn, giải quyết mọi công việc trong nước và các cuộc chiến tranh.
Câu 5 - 4 Hãy nêu điều kiện thuận lợi của Hi Lạp và Rô-ma. Có những thuận lợi và khó khăn gì?
* Thuận lợi:
- Có biển bao bọc, bờ biển khúc khuỷu tạo ra nhiều vịnh.
- Nhiều hải cảng tự nhiên, an toàn và thuận lợi cho tàu  thuyền đi lại.
- Cóng nhiều đảo lớn nhỏ nằm rải rác, tạo hành lang cầu nối giữa các lục địa với các đảo và vùng tiểu Á tạo điều kiện cho ngành thương nghiệp phát triển.
* Khó khăn:
- Địa hình đồi núi và hiểm trở, đi lại khó khăn. Vừa ít đất trồng trọt lạ đất đồi, đá.
- Thuận lợi cho việc trồng cây lưu liên như nho, cam, chanh, o6liu,...
Câu 5 - 5 So với các quốc gia cổ đại phương Đông thì các quốc gia cổ đại phương Tây xuất hiện như thế nào?
Câu 5 - 6 Nền tảng kinh tế chính của các quốc gia cổ đại phương Tây là gì?
Xã hội cổ đại Hi Lạp và Rô - ma
Câu 5 - 7 Sự phát triển của thủ công và thương nghiệp đã có ảnh hưởng ntn đến cơ cấu xã hội các nước phương Tây cổ đại ?
Câu 5 - 8Trong xh cổ đại Hi Lạp và Rô-ma, thân phận của người nô lệ ntn ?
Câu 5 - 9 Em hãy so sánh địa vị của người nô lệ ở các nước cổ đại phương Đông và phương Tây ?


Câu 6
So sánh sự khác nhau của các quốc gia cổ đại phương đông và quốc gia cổ đại phương Tây về địa điểm hình thành, nền kinh tế ?



Nội dung
Phương Đông
Phương Tây
Địa điểm hình thành
Trên lưu vực các con sông lớn
Trên các bán đảo Ban- căng và Ita lia
Nền kinh tế chính
Nông nghiệp trồng lúa nước
Thủ công nghiệp và thương nghiệp(đặc biệt là ngoại thương).

Bài 9: Tổ chức xã hội
Đời sống vật chất
Câu 9 - 1
Trình bày những nét chính trong đời sống vật chất và tổ chức xã hội của người nguyên thủy trên đất nước ta ( thời Hòa Bình - Bắc Sơn - Hạ Long) ?
* Đời sống vật chất:
- Người tinh không thường xuyên cải tiến và đạt được những bước tiến về chế tác công cụ.
Từ thời sơn vi, con người đã biết ghè đẽo các hòn cuội thành rìu;Đến thời Hòa Bình - Bắc Sơn họ đã biết dùng các loại đá khác nhau để mài thành các loại công cụ như rìu, chày,...
- Họ còn biết dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ và biết làm đồ gốm; biết reo62ng trọt( rau, dậu, bí, bầu,...) và chăn nuôi.
* Tổ chức xã hội:
- Người tinh khôn sống thành từng nhóm ở trong hang động, những vùng thuận tiện, thường định cư lâu dài ở một số nơi( Hòa Bình- Bắc Sơn).
- Do công cụ sản xuất tiến bộ, sản xuất phát triển nên đời sống không ngừng được nâng cao, dân số tăng, dần dần hình thành các mối quan hệ xã hội( Chế độ thị tộc mẫu hệ).

Câu 9 - 2. Việc phát hiện trong nhiều hang động ở hòa Bình - Bắc Sơn những lớp vỏ ốc dày 3 - 4m chứa nhiều công cụ, xương thú chứng tỏ điều gì ?
Trả lời:
Điều đó chứng tỏ người nguyên thủy đã biết sống thành từng nhóm ở những vùng thuận tiện, định cư lâu dài ở một nơi.
Câu 9 - 3. Em hãy cho biết tổ chức xã hội người Việt cổ ?
Trả lời:
Thời kỳ này người nguyên thủy sống thành từng nhóm, định cư lâu dài ở một nơi, số người này càng tăng lên bao gồm già, trẻ, gái , trai.
Những người cùng huyết thống( cùng dòng máu, họ hàng) sống chung với nhau và tôn người mẹ lớn tuổi nhất lên làm chủ.
Đó là chế độ thị tộc mẫu hệ.
Câu 9 - 4. Chế độ thị tộc mẫu hệ là gì?
Trả lời:
Chế độ thị tộc mẫu hệ là những người cùng chung huyết thống chung sống với nhau và tôn người mẹ lớn tuổi nhất lên làm chủ.
Đáp án

Ôn tập Địa lí HK I - THCS - BẠCH ĐẰNG


ÔN TẬP HỌC ĐỊA LÝ 6, HỌC KỲ I


Câu 1: Tại sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở

 khắp mọi nơi trên Trái Đất ?

=> Trái Đất có dạng hình cầu, do đó Mặt trời bao giờ cũng chỉ chiếu sáng được một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bong tối là đêm. Nhờ có sự vận động tự quay của Trái Đất từ Tây sang Đông nên ở khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm.

Câu 2: Tại sao Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời, lại sinh 

ra hai thời kì nóng và lạnh luôn phiên nhau ở hai nửa cầu trong 

một năm ?

=>Khi chuyển động trên quỹ đạo quanh Mặt Trời, trục Bắc Nam của Trái Đất nghiêng và không đổi hướng, nên trong một năm:
+       Nửa năm đầu (từ ngày 21 tháng 3 đến ngày 23 tháng 9)
-         Nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có góc chiếu sáng lớn, nên nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, nửa cầu Bắc có mùa nóng.
-         Nửa cầu Nam không ngả về phía Mặt Trời, có góc chiếu nhỏ, nên nhận được ít ánh sáng và nhiệt hơn nửa cầu Bắc, nửa cầu Nam có mùa lạnh.
+       Nửa năm sau (từ ngày 23 tháng 9 đến ngày 21 tháng 3) thì có hiện tượng ngược lại.

Câu 3: Vì sao nước ta quanh năm nóng và sự phân hóa bốn mùa

 không rõ rệt ? Kể tên hai quốc gia có hiện tượng mùa tương tự

 như miền Nam nước ta ?

=>Do nước ta nằm gần xích đạo, trong trong khu vực quanh năm có góc chiếu sáng của Mặt Trời lớn, nên nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt, khí hậu quanh năm nóng và sự phân hóa bốn mùa không rõ rệt như các nước ở khu vực ôn đới.
=>Hai quốc gia có hiện tượng mùa tương tự như miền Nam nước ta là: Thái Lan , Cam-pu-chia.

Câu 4: Hãy trình bày đặc điểm của lớp vỏ Trái Đất và nói rõ 

ràng vai trò của nó đối với đời sống và hoạt động của con người 

?
=>Vỏ Trái Đất là một lớp đất đá rắn, chắc, dày từ 5 km đến 70 km. Trên lớp vỏ Trái Đất có núi non, sông suối, sinh vật, không khí và là nơi sinh sống và hoạt động của xã hội loài người. Lớp vỏ Trái Đất do một số địa mảng nằm kề nhau tạo thành . Các địa mảng này có thể di chuyển, chúng tách xa hoặc xô vào nhau, hoặc trượt lên nhau.
Câu 5: Nêu một số ví dụ về tác động của nội lực đến địa hình

 trên bề mặt Trái Đất ?

=> +Uốn nếp các lớp đá, tạo thành các dãy núi như: dãy Himalaya, dãy Hoàng Liên Sơn…
    +Gây ra các đứt gãy sâu và đẩy vật chất nóng chảy ở dưới sau ra

 ngoài mặt đất, tạo nên hiện tượng núi lửa ở In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-

pin…

    +Gây ra các vụ động đất ở miền tây Trung Quốc, Nhật Bản…

trong các năm gần đây; nội lực là nguyên nhân gây gián tiếp gây ra

 song thần ở Ấn Độ Dương năm 2004.

Câu 6: Trên thới giới, núi lửa và động đất thường xảy ra ở 

những nơi nào? Con người đã có những biện pháp gì và hạn chế

 thiệt hại do động đất gây ra ?

=> + Núi lửa và động đất thưởng xảy ra ở hai địa mảng tách xa nhau hoặc xô vào nhau.

    +Những biện pháp gì để hạn chế thiệt hại do động đất gây ra:

-Lập các trạm nghiên cứu các rung động trong lòng đất để dự báo

 trước, để sơ tán dân cư ra khỏi vùng nguy hiểm.

-Xây dựng nhà ở, công trình có thể chịu được các rung động lớn.

-Bố trí dân cư và lựa chọn các hoạt động sản xuất phù hợp ở những 

vùng thường xảy ra động đất.

Câu 7: Dựa vào bản đồ hình 12 trên đây, em hãy cho biết các 

hướng bay:

a) Từ Hà Nội đến Gia-các-ta: 
=> Nam.
b) Từ Hà Nội đến Băng-Cốc:
=> Tây - Nam
c) Từ Hà Nội đến Ma-ni-la:
=> Đông - Nam
d) Từ Xin-ga-po đến Cu-a-la Lăm-pơ:
=> Tây - Bắc.

Câu 8: Dựa vào bản đồ hình 12 ở trên, em hãy ghi tọa độ địa lý

 của các điểm A,B,C,G.?


A: 1300 Đông – 100 Bắc
B: 1100  Đông  – 100 Bắc
C: 1300 Đông – 00

G: 1300 Đông – 150 Bắc
………………………………………………………………………………………………………………………
Câu 9: Bản đồ có tì lệ là 1 : 200.000, cho biết 5cm trên bản đồ 

ứng với bao nhiêu km trên thực địa ?

Cứ 1cm trên bản đồ => tương ứng 200 000cm  = 2km trên thực địa.

=>  5.200 000 = 1 000 000 (cm) = 10 km.


Vậy trên thực địa là 10km.

………………………………………………………………………
Câu 10: Trên thực tế từ thành Phố Hồ Chí Minh đến Vĩnh Long 

là 120 km. Nhưng trên bản đồ thì cách nhau 15 cm.Em hãy cho

 biết tỉ lệ bản đồ là bao nhiêu ?

120km = 12 000 000cm

12 000 000 : 15 = 800 000

Tỉ lệ 1: 800 000
Vậy tỉ lệ bản đồ là 1:800 000.
………………………………………………………………………

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Noel 2013


" Mùa Giáng sinh, mùa thanh bình,
Mùa con người tìm thấy lại tình người."
Kính chúc Quí vị đón mùa Giáng sinh an lành và hạnh phúc.
Kính chúc các bạn đạt kết quả tốt trong kì thi học kỳ I.
Phạm Lê Gia Anh.

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Sinh ôn tập KH I - THCS Bạch Đằng

NỘI DUNG ÔN THI HỌC KỲ I - MÔN SINH - THCS - BẠCH ĐẰNG
I ) CHÚ THÍCH HÌNH:
1. Chú thích hình vễ cấu tạo của hoa.


2. Chú thích sơ đồ cấu tạo một phần phiến lá ?



II ) LÝ THUYẾT:
Bài 3

Sự đa dạng và phong phú của thực vật
Thực vật rất đa  dạng và phong phú. Thể hiện sự đa dạng về môi trường sống ( trên cạn, dưới nước, sa mạc, vùng cực,...). Nhờ sự thích nghi cao với môi trường sống, thực vật phân bố ở khắp nơi trên trái đất.
Đặc điểm chung của thực vật ?
Thực vật trong thiên nhiên rất đa dạng và phong phú, tuy đa dạng và phong phú nhưng chúng có đặc điểm chung:
* Tự tổng hợp được chất hữu cơ.
* Có sự lớn lên và sinh sản
* Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.
* Phần lớn không có khả năng di chuyển.

Bài 10
Cấu tạo miền hút của rễ


Miền hút của rễ gồm hai phần chính:
* Vỏ gồm biểu bì có nhiều lông hút. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài có chức năng hút nươc và muối khoáng hòa tan. Phía trong là thịt vỏ có chức năng chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa.
* Trụ giữa gồm các mạch gỗ và mạch rây có chức năng vận chuyển các chất. Ruột chứa chất dự trữ.

Bài 19
1. Đặc điểm bên ngoài của lá.
Lá gồm phiến và cuống, trên phiến có nhiều gân.
a) Phiến lá: màu lục, dạng bản dẹt là phần rộng nhất của lá, giúp lá hứng được nhiều ánh sáng.
b) Gân lá: có 3 kiểu gân lá: hình mạng, song song, hình cung.
c) Phân loại lá: có 2 nhóm chính là lá đơn và lá kép.

2. Các kiểu xếp lá trên cành (Sắp xếp lá giúp nhận nhiều AS)
Có 3 kiểu sắp xếp lá trên thân và cành:
- Lá mọc cách
- Lá mọc đối
- Lá mọc vòng.
Lá trên mấu thân xếp so le nhau giúp nhận được nhiều ánh sáng.
Tùy theo từng loại cây giúp các lá tên không che khuất các lá dưới và như vậy tất cả các lá trên cây đều có thể nhận được AS.
Bài 21
Quang hợp: khái niệm  và sơ đồ tóm tắt.


* Khái niệm:
Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng  ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí ôxi.
Từ tinh bột cùng với muối khoáng hòa tan, lá cây còn chế tạo được  những chất hữu cơ khác cần thiết cho cây.


 Viết sơ đồ tóm tắt của quang hợp. Những yếu tố nào là điều kiện cần thiết cho quang hợp ?



Nước + Khí cacbonic ---------> Tinh bột + Khí Oxy

* Nước: rễ hút từ đất.
* Cacbonic: lá lấy từ không khí.
* Tinh bột: có trong lá.
* Chất diệp lục: có trong lá.
* Khí oxy:  lá nhả ra ngoài môi trường.

Bài 23
Cây có hô hấp không ?
Cây hô hấp suốt ngày đêm. Tất cả các cơ quan của cây đều tham gia hô hấp.
Trong quá trình hô hấp, cây lấy oxi để phân giải các chất hữu cơ, sinh ra năng lượng cần cho cây hoạt động sống, đồng thời thải ra khí cacbinic và hơi nước.
Phải làm cho đất thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho hạt mới gieo và rễ hô hấp tốt để góp phần nâng cao năng suốt cây trồng.
Bài 24
Phần lớn nước vào cây đi đâu ?
Phần lớn nước do rễ hút vào cây được lá thải ra môi trường bằng hiện tượng thoát hơi nước qua cá lỗ khí ở lá.
Hiện tượng thoát hơi nước qua lá giúp cho việc vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và giữ cho lá khỏi bị đốt nóng dưới ánh nắng mặt trời.
cần phải tưới đủ nước cho cây nhất là vào thời kì khô hạn, nắng nóng và gió mạnh.
Bài 27
Sinh sản dinh dưỡng do người.
*Giâm cành là cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới.
* Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem  trồng thành cây mới.
* Ghép cây là dùng một bộ phận sinh dưỡng ( mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) của một cây gắn vào một cây khác( gốc ghép) cho tiếp tục phát triển.
* Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là phương pháp tạo rất nhiều cây mới từ một mô.

III ) THÍ NGHIỆM
* Thí  nghiệm chứng minh khi hô hấp cây thải ra khí cácbonic.
B1: Quan sát trước thí nghiệm
Nếu để cốc nước vôi trong một thời gian ngoài không khí thì trên bề mặt cốc đó sẽ xuất hiện một lớp váng trắng đục mỏng vì trong không khí có khí cacbonic.
Sơ đồ:
Khí cacbonic + nước vôi trong = muối vôi kết vón.
B2: chuẩn bị
Lấy 2 cốc nước vôi trong giống nhau, đặt lên 2 tất kính ướt rồi dùng 2 chuông thủy tinh A và B úp vào, trong chuông A có đặt một chậu cây tươi.
B2: Thực hiện
Cho cả 2 chuông thí nghiệm vào chỗ tối.
B3: Quan sát
Sau khoảng 6 giờ, thấy cốc nước vôi ở chuông B vẫn còn trong và trên mặt chỉ có một lớp váng trắng rất mỏng.
Trên bề mặt cốc nước vôi trong chuông A xuất hiện lớp váng trắng đục và dày hơn ở cốc B.
B4: Giải thích
Lượng khí cacbonic ở chuông có cốc A nhiều hơn sẽ tạo ra nhiều váng trắng đục và dày hơn cốc B làm cho lớp váng dày hơn.
Điều đó chứng tỏ cây hô hấp thải ra khí cacbonic.

* Thí nghiệm chứng minh hiện tượng thoát hơi nước ở lá cây.
A. Chứng minh hiện tượng thoát hơi nước ở lá.
B1: Kiểm tra hơi nước tụ trên bao nilong
Dùng miệng hà hơi vào bao nilong, hơi nước trong miệng sẽ tích tụ trên thành bao nilong làm mờ thành bao.
B2: chuẩn bị
Dùng 2 cây tươi như sau:
- Một cây được hái hết lá.
- Một cây lá được để nguyên.
- Bao nilong kín hai chậu, không để hơi nước thoát ra ngoài.
- Để khoảng 1 giờ và quan sát.
B3: quan sát
Thấy chậu cây không có lá không có biến chuyển gì đáng kể.
* Cây để nguyên lá thấy bao nilong bị mờ lấm tấm các hạt nước nhỏ.
Chứng tỏ hơi nước thoát ra từ lá cây.
B4: giải thích hiện tượng
Trong quá trình hô hấp cây xanh tạo hơi nước và thóa ra qua lỗ khí.
Chất hữu cơ + Khí oxi  --> Năng lượng + Khi cacbonic + Hơi nước.

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2013

Địa lí 6 - Youtube

Tác dụng của lực

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Thực hành vật lý 6 - Máy cơ đơn giản

Thực hành - Vật lý 6 - Bài 8 - Trọng lực

Thực hành Vật lý 6 - Bánh xe và trục

Thực hành Vật lý 6 - Đòn bẩy

Thực hành Vật lý 6 - Mặt phẳng nghiêng

Thực hành Vật lý 6 - Ròng rọc

Thực hành Vật lý 6 - Đo thể tích vật rắn không thấm nước

ĐO THỂ TÍCH ?

Thực hành Vật lý 6 - Bài 1 - Bài 10

ÔN TẬP VẬT LÝ 6 - HK I

ĐO ĐỘ DÀI
Bài 1:
Tìm số thích hợp điền vào các chỗ trống sau:
a.       0,1m           =………...…dm          = ……………cm
b.       3mm            =………....…m           = ……………km
c.       0,05km        =…………...m            = ……………cm
d.       50cm                    =………..…dm           = ……………km
e.       3m              =………..…dm           = ……………mm
g.       25cm                    =………..…mm                   = ……………km
Bài 2:
Trong một số thước sau đây, thước nào thích hợp để đo chiều dài và chiều rộng của thửa ruộng?
a. Thước thẳng có GHĐ và ĐCNN 1 mm.
b. Thước kẹp.
c. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN là 1mm.
d. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN là 5mm.
Bài 3:
Một học sinh nói rằng chiều rộng của một cái bàn là 5 gang tay và chiều dài của cái bàn là 10 gang tay. Hỏi học sinh đó đã lấy gì làm đơn vị đo?
Bài 4:
Khi quan sát một cây thước mét, một học sinh cho biết số lớn nhất ghi trên thước là 100, giữa số 0 và số 1 trên thước có 10 khoảng chia, đơn vị ghi trên thước là centimet. Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của thước?
Bài 5:
Bằng phương pháp nào ta có thể đo chu vi, đường kính của bút chì?
Bài 6:
Một người có một thước thẳng và một ít vôi bột muốn dùng để đo chu vi của một lắp lu. Người này có thể đo bằng cách nào?
Bài 7:
Em hãy trình bày một cách đo độ sâu của giếng nước?
Bài 8:
Một học sinh đo chiều dài của lớp học là 32 bước chân, chiều rộng 19 bước chân. Biết chiều dài trung bình của mỗi bước chân là 30cm. Em hãy cho biết chiều dài và chiều rộng của lớp học theo đơn vị mét.
Bài 9:
Một người dùng thước thẳng để đo chiều dài của mảnh đất. Người này thấy chiều dài mảnh đất cần đo gấp 30 lần chiều dài của thước thẳng và nói chiều dài của mảnh đất cần đo khoảng 45m. Hãy cho biết người này dùng thước thẳng có GHĐ là bao nhiêu?
Bài 10:
Dùng một sợi chỉ quấn 30 vòng sát nhau xung quanh bút chì. Đánh dấu độ dài quấn được trên bút chì. Dùng thước thẳng đo độ dài này được 2,4cm. Hãy cho biết đường kính của sợi chỉ?
Bài 11:
Có hai cây thước mét, cây thứ nhất có GHĐ là 150cm và cây thứ hai có GHĐ là 100cm. Một học sinh dùng một trong hai thước mét trên để đo chiều dài và chiều rộng của một cái bàn. Sau một lần đo có kết quả như sau:
* Chiều dài của bàn là148,5 cm
* Chiều rộng của bàn là 56,8 cm
Hãy cho biết học sinh đó dùng thước nào và có ĐCNN là bao nhiêu?
Bài 12:
Hãy tìm số thích hợp điền vào các chỗ trống sau:
a. 0,001km = ……………….…..…m             = ……………cm
b. 4280dm = ………….…………..m             = ……………km
c. 20cm       = ……………..…..……dm            = ……………m
d. 2500mm = ……………………...…cm                    = ……………m
c. 0,25km    = ………………….…..…m           = ……………mm
Bài 13:
Có thể dùng loại thước nào để đo độ dài các vật thể sau:
a. Chiều dài và chiều rộng của lớp học.
b. Đường kính của viên bi
c. Chiều dài của mảnh vải.
d. Chiều dài của sân trường
Bài 14:
Một học sinh dùng thước có ĐCNN là 1cm để đo chiều dài của bàn học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách nào đúng:
1. 1,2m
2. 120cm
3. 12dm
4. 120,0cm
…………………………………..……………………………………………………………………………..
Bài 15
Nếu dùng 2 thước có cùng GHĐ; một thước có ĐCNN đến cm, một thước có ĐCNN đến mm, để đo chiều dài của 1 vật thì thước nào sẽ cho kết quả chính xác hơn.
…………………………………..……………………………………………………………………………..
…………………………………..……………………………………………………………………………..
Bài 16:
Một em học sinh đi từ nhà đến trường đếm được 152 bước chân, độ dài trung bình của mỗi bước chân là 30cm. Hãy cho biết khoảng cách từ nhà học sinh đó đến trường.

ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG

Bài 1:
Hãy tìm số thích hợp điền vào các chỗ trống sau:
a. 0,02m3    = .………………dm3             = .………………cm3
b. 1,5dm3    = .……………… l                 = .………………ml
c. 2500cm3  = .………………dm3             = .………………m3
d. 42000mm3= .………………cm3           = .………………dm3
Bài 2:
Hãy chọn bình chia độ phù hợp nhất trong các bình chia độ dưới đây để đo thể tích của một lượng chất lỏng khoảng 4,5l.
a. Bình có GHĐ 5l và ĐCNN 20ml.
b. Bình có GHĐ 2000ml và ĐCNN 10ml.
c.Bình có GHĐ 4,5l và ĐCNN 250ml.
d.Bình có GHĐ 3000ml và ĐCNN 5ml.
Bài 3:
Dùng bình chia độ có GHĐ 100cm3 để lần lượt đo thể tích của 3 lượng chất lỏng khác nhau. Kết quả sau một lần đo đối với mỗi chất lỏng:
a. Chất lỏng a có thể tích 30cm3.
b. Chất lỏng b có thể tích 72,5cm3
c. Chất lỏng c có thể tịch 43,8cm3
Cho biết ĐCNN của bình chia độ.
………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 4:
Dùng một bơm tiêm có dung tích (thể tích lớn nhất mà bơm chứa được) là 150cm3 để hút một chất lỏng sang một chai chưa biết thể tích, người ta bơm khoảng 20 lần thì đầy chai. Hãy cho biết thể tích của chai (theo đơn vị lít).
………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 5:
Một người muốn đong 1 lít nước mắm nhưng người đó chỉ có 2 cái ca loại 3 lít (GHĐ là 3 lít) và 2 lít (GHĐ là 2 lít) không có vạch chia. Làm thế nào để đong được đúng 1 lít khi chỉ dùng hai ca đong này.
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 6:
Một học sinh dùng bình chia độ có GHĐ 100cm3 để đo thể tích của một số chất lỏng. Kết quả sau một lần đo đối với mỗi chất lỏng:
a. Chất lỏng a có thể tích 70,6cm3.
b. Chất lỏng b có thể tích 62,4cm3.
c. Chất lỏng c có thể tích 40cm3.
Hãy cho biết ĐCNN của bình chia độ.
Bài 7:
Người ta đã đo thể tích của một chất lỏng bằng bình chia độ có ĐCNN 0,2cm3. Hãy chỉ ra cách ghi kết quả đúng trong những trường hợp dưới đây. Biết mực chất lỏng nằm chính giữa vạch 40 và 41.
a. V1= 40cm3.
b. V2= 40,5cm3.
c. V3= 40,6cm3.
Bài 8:
Một bình đựng đầy 7 lít xăng, chỉ dùng 2 loại bình GHĐ 5 lít và GHĐ 2 lít, làm thế nào để lấy ra được 4 lít xăng từ thùng 7 lít xăng trên. Biết các bình đều không có vạch chia độ.
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 9:
Một người dùng 1 thùng 10 lít để sang nước từ giếng vào hồ chữa nước (hình hộp chữ nhật). Khi đổ 50 thùng đầy nước vào hồ thì mực nước chỉ ở mức nửa hồ. Hãy cho biết thể tích của hồ nước.
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
ĐO THỂ TÍCH VẬT RẮN KHÔNG THẤM NƯỚC
Bài 1:
Muốn đo thể tích của 1 quả cân có đường kính lớn hơn đường kính của bình chia độ. Ta phải làm cách nào?
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 2:
Bình chia độ chứa nước và có mực nước ở ngang vạch 50cm3. Thả 10 viên bi giống nhau vào bình, mực nước trong bình dâng lên 55cm3. Thể tích của 1 viên bi là:
a. 55cm3.
b. 50cm3.
c. 5cm3.
d. 0,5cm3.
Bài 3:
Một viên gạch có thể tích 320cm3 bọc trong giấy dầu không thấm nước, (giấy dầu có thể tích 12cm3) được thả chìm vào bình tràn. Tính thể tích nước tràn ra.
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 4:
Để xác định thể tích của bóng bàn, người ta buộc 1 vật năng (không thấm nước) có thể tích 12cm3 bằng một sợi chỉ nhỏ (thể tích của sợi chỉ không đáng kể) vào quả bóng bàn rồi thả chìm vào bình tràn. Hứng lấy nước tràn ra ngoài đổ vào bình chia độ, mực nước ở ngang vạch 26,2cm3. Hãy xác định thể tích của bóng bàn.
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 5:
Để xác định thể tích của 1 cây đinh, người ta bỏ 100 cây đinh vào bình chia độ đang chứa nước ở vạch 50cm3 thì mực nước trong bình dâng lên đến vạch 59,5cm3. Thể tích của 1 cây đinh là:
a. 50cm3.
b. 59cm3.
c. 0,095cm3
d. 9,5cm3.
Bài 6:
Hãy trình bày một phương án xác định thể tích của vật rắn thấm nước (ví dụ viên phấn).
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 7:
Một bình chia độ chứa sắn 100cm3 nước, người ta thả chìm quả trứng vào thì mực nước trong bình dâng lên đến vạch 132cm3, tiếp tục thả chìm quả cân vào thì mực nước dâng lên đến vạch 155cm3. Hãy xác định:
a. Thể tích của quả trứng.
b. Thể tích của quả cân.
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 8:
Một bình có dung tích 1800cm3 đang chứa nước ở mức 1/3 thể tích bình, khi thả chìm hòn đá vào mực nước trong bình dâng lên chiếm 2/3 thể tích của bình. Hãy xác định thể tích của hòn đá?
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
KHỐI LƯỢNG – ĐO KHỐI LƯỢNG
Bài 1:
Hãy điền vào các chỗ trống cho thích hợp:
a. 0,05kg     =………………………g   = ………………………mg
b. 100g       = ………………………kg          =………………………tạ
c. 0,03t        = ……………………… tạ          = ………………………kg
d. 25000mg = ………………………  g =………………………kg
Bài 2:
Một học sinh nói rằng em năng 25,5kg. Hỏi cân em đã sử dụng có ĐCNN là bao nhiêu?
………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 3:
Làm thế nào để lấy ra 1 kg gạo từ 1 bao đựng 10kg gạo khi trên bàn chỉ có 1 cân Rôbecvan 1 quả cân 4kg.
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 4:
Khi cân 1 túi đường người ta đã dùng 1 quả cân 2kg, 1 quả cân 0,5kg và 1 quả cân 200g (đặt các quả cân lên một đĩa) thì đòn cân thăng bằng. Hỏi khối lượng của túi đường là bao nhiêu?
………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 5:
Hãy kể một vài loại cân mà em biết?
………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 6:
Để cân bao gạo nặng khoảng 100kg, người ta dùng cân nào trong các loại sau:
a. Cân tạ.
b. Cân đồng hồ.
c. cân tiểu li.
d. Cân đòn.
Bài 7:
Trên 2 đĩa cân Rôbecvan, 1 bên đĩa là 1 quả cân250, 1 bên đĩa là 1 túi bột ngọt và quả cân 20g. Kim cân chỉ đúng vạch chính giữa. Hãy cho biết khối lượng của túi bột ngọt.
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 8:
Hãy cho biết khối lượng của 1m3 nước nguyên chất ở 40C, biết rằng 1l nước nguyên chất trên có khối lượng 1kg.
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 9:
Làm thế nào để lấy ra 1kg gạo từ một bao đựng 5kg gạo, khi trên bàn chỉ có 1 cân Rôbecvan và 1 quả cân 2kg.
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………

LỰC – HAI LỰC CÂN BẰNG

Bài 1:
Một em bé giữ chặt 1 đầu dây của bóng bay (quả bóng rất nhẹ), quả bóng không bay lên được vì:
a. Quả bóng chỉ chịu tác dụng của lực giữ dây của em bé.
b. Quả bóng chỉ chịu tác dụng của lực hút trái đất.
c. Quả bóng chịu tác dụng của 2 lực cân bằng là lực đẩy của không khí và lực giữ dây của em bé.
Hãy chọn câu trả lời đúng.
Bài 2:
Một quả cầu được giữ yên bằng một sợi dây treo. Hỏi những vật nào đã tác dụng lực lên quản cầu?
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 3:
Khi đóng đinh vào tường thì các vật nào đã tác dụng lẫn nhau?
………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 4:
Quan sát 1 viên phấn rơi xuống mặt đất, ba em học sinh có nhận xét:
a. Trái đất đã hút viên phấn.
b. Viên phấn hút Trái đất.
c. Trái đất và viên phấn hút lẫn nhau.
Em có nhận xét gì về những câu nói trên.
Bài 5:
Những vật chỉ tác dụng lên nhau khi nó tiếp xúc nhau. Câu nói trên có đúng hay không? Em hãy cho một ví dụ minh hoạ cho câu trả lời của mình.
………………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………… Bài 6:
Một quả bóng sau khi rơi xuống nền nhà, nó bị nẩy lên, còn nền nhà dường như không có gì biến đổi. Như vậy nền nhà tác dụng lực lên quả bóng, còn quả bóng thì không có tác dụng lên nền nhà. Em có nhận xét về câu nói trên.
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 7:
Quan sát một quyển sách nằm yên trên bàn, một học sinh nhận xét: Sở dĩ quyển sách nằm yên là vì:
a. Chỉ có lực hút Trái đất tác dụng lên nó.
b. Chỉ có mặt bàn tác dụng lực lên nó.
c. Mặt bàn và Trái đất đều tác dụng lực lên nó và hai tác dụng này cân bằng nhau.
Hãy chọn câu trả lời đúng.
Bài 8:
Một chiếc bè bị buộc chặt vào một cái cọc và nổi trên một dòng suối chảy xiết. Hãy cho biết những lực nào đã tác dụng lên chiếc bè, những lực đó có cân bằng nhau không?
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………
Bài 9:
Tại sao trước khi thực hiện cú nhảy xa người vận động viên phải dậm đà?
………………………………………………………………………………………………………………………………
 Bài 10:
Khi em xách một thùng nước thì những lực nào đã tác dụng lên thùng nước. Những lực đó khi nào cân bằng nhau?
………………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………………

TÁC DỤNG CỦA LỰC

Bài 1:
Một học sinh đá vào quả bóng cao su đang nằm yên trên mặt đất. Điều gì sẽ xảy ra sau đó?
a. Quả bóng chỉ biến đổi chuyển động.
b. Quả bóng chỉ biến dạng.
c. Quả bóng vừa biến đổi chuyển động, vừa bị biến dạng.
Hãy chọn câu trả lời đúng.
Bài 2:
Nối 1 lực kế lò xo vào một xe lăn. Xe lăn đang đứng yên sẽ bắt đầu chuyển động khi tay kéo lực kế. Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
a. Xe lăn và lực kế lò xo đều biến đổi chuyển động nhưng không có vật nào bị biến dạng.
b. Xe lăn và lực kế lò xo đều biến đổi chuyển động, ngoài ra lò xo còn biến dạng.
c. Xe lăn biến đổi chuyển động còn lực kế lò xo chỉ biến dạng.
Bài 3:
Một quả bóng cao su đang nằm yên trên mặt bàn nằm ngang và sát một bức tường. Dùng bàn tay ép mạnh quả bóng cao su vào tường. Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
a. Chỉ có quả bóng cao su biến dạng.
b. Cả quả bóng và bàn tay đều bị biến dạng.
c. Cả quả bóng và bàn tay đều không bị biến dạng.
d. Chỉ có bàn tay bị biến dạng.
Bài 4:
Hãy mô tả hiện tượng xảy ra đối với
Tay và lò xo khi dùng tay ấn nhẹ vào
Lò xo đặt thẳng đứng trên mặt đất
Như hình vẽ.
Bài 5:
Hai nhóm học sinh đang kéo co mạnh ngang nhau, bỗng nhiên một nhóm học sinh buông sợi dây. Em hãy mô tả và giải thích hiện tượng xảy ra sau đó (Bỏ qua lực hút của Trái đất đối với cây)
Giải
- Khi hai nhóm học sinh kéo co mạnh ngang nhau thì họ đã tác dụng lên dây 2 lực cân bằng nhau.
- Khi một nhóm học sinh buông dây, nghĩa là sợi dây chỉ còn chịu tác dụng của một lực hướng về phía nhóm học sinh kéo dây do đó sợi dây chuyển động về hướng đó nên nhóm học sinh kéo dây bị té nhào.
Câu 6:
Quan sát một con trâu đang kéo cày, ba học sinh nhận xét:
a. Chỉ có con trâu tác dụng lực kéo lên cái cày.
b. Chỉ có cái cày tác dụng lực kéo lên mặt đất.
c. Cài cày, con trâu và mặt đất tác dụng lẫn nhau.
Em hãy cho biết nhận xét nào đúng?
Câu 7:

 
Hãy mô tả hiện tượng gì xảy ra sau khi gắn quả nặng vào lò xo được treo thẳng đứng (hình vẽ).

Câu 8:
Đặt một thanh nam châm lại gần miếng sắt mỏng. Hãy mô tả hiện tượng gì xảy ra sau đó?
………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 9:
Khi dùng kim nhổ cây đinh, những vật nào đó đã tác dụng lẫn nhau?
………………………………………………………………………………………………………………….


TRỌNG LỰC – ĐƠN VỊ LỰC
Câu 1:
Treo một dây dọi phía trên mặt nước yên lặng nằm ngang bên trong chậu. Em có nhận xét gì về phương của dây dọi với mặt thoáng của nước?
GIẢI
Phương của dây dọi vuông góc với mặt thoáng của mặt nước.
Câu 2:
Quan sát một người kéo thùng nước từ giếng lên ba học sinh nhận xét như sau:
a. Thùng nước chỉ chịu tác dụng của lực kéo của sợi dây.
b. Thùng nước chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
c. Thùng nước chỉ chịu tác dụng của 2 lực: Lực kéo của dây và trọng lực. Lực kéo của dây có cường độ lớn hơn cường độ trọng lượng của thùng nên thùng chuyển động lên phía trên.
Hãy cho biết nhận xét nào đúng?
 Câu 3:
Để xây bức tường cho thẳng đứng, người thợ xây phải làm gì? tại sao?
GIẢI
Người thợ xây dùng một dây dọi, một đầu trên của dây buộc vào điểm cố định, đầu dưới buộc quả nặng. Khi dây dọi đứng yên trọng lượng của quả nặng cân bằng với lực kéo của dây. Do đó phương của dây dọi chính là phương của trọng lực tức là phương thẳng đứng. Người thợ xây dựa vào phương của dây dọi để xây bức tường thẳng đứng vuông góc với mặt đất.
Câu 4:
Quan sát sự rơi của chiếc lá và sự rơi của viên phấn. Em hãy cho biết chiếc lá và viên phấn rơi như thế nào? Sự rơi của chiếc lá có mâu thuẫn gì với trọng lượng của nó không?
………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 5:
Quả bóng bàn lơ lửng trên mặt nước. Hãy cho biết những lực nào đã tác dụng lên quả bóng?
Câu 6:
Khi buông viên phấn, viên phấn rơi là vì?
a. Sức đẩy của không khí.
b. Lực hút của Trái đất tác dụng lên nó.
c. Lực đẩy của tay.
Hãy chọn câu trả lời đúng.
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 7:
Một quyển sách nằm yên trên bàn, một quả nặng gắn vào lò xo treo thẳng đứng. Hãy cho biết những lực nào đã tác dụng lên quyển sách,lên quả nặng. Trong hai trường hợp trên những lực nào cân bằng với trọng lực?
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 8:
Một người muốn cắm một cây gậy xuống mặt đất theo phương thẳng đứng, làm thế nào để thực hiện được điều này?
LỰC ĐÀN HỒI
Câu 1:
Những vật nào sau đây có tính đàn hồi:
a. Sợi dây cao su.
b. Thanh nhôm
c. Lò xo.
d. Cây thước gỗ.
Câu 2:
Một đầu lò xo được giữ cố định, đầu còn lại được gắn vào một vật nặng đã đứng yên thì có lực nào đã tác dụng lên vật, lúc này lò xo có bị biến dạng không?
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 3:
Có 2 lò xo chỉ giống nhau về chiều dài tự nhiên. Dùng 2 lò xo này để treo 2 vật cùng khối lượng. Hỏi độ dãn của mỗi lò xo có giống nhau không? Tại sao?
………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 4:
Chiều dài ban đầu (chiều dài tự nhiên) của lò xo là 25cm, sau khi ta tác dụng lên lò xo một lực thì chiều dài của nó là 30cm. Hãy cho biết lò xo bị dãn hay bị nén một đoạn là bao nhiêu?
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 5:
Trên hình là sự biểu diễn chiều dài của lò xo phụ thuộc vào lực tác dụng lên nó. Hỏi
a. Chiều dài ban đầu (chiều dài tự nhiên) của lò xo.
b. Khi lực tác dụng 8N thì chiều dài của lò xo là bao nhiêu? Lò xo bị dãn hay nén? Vì sao?
c. Ứng với độ dãn của lò xo 2 cm thì lực tác dụng lên nó là bao nhiêu.

Câu 6:
Chiều dài tự nhiên của lò xo là 30cm. biết độ dãn của lò xo phụ thuộc vào lực tác dụng được biểu diễn trên hình vẽ. Hãy xác định chiều dài của lò xo khi lực tác dụng lê nó là:
a. 10N.
b. 15N
c. 20N


Câu 7:
Gắn một vật nặng vào một lò xo được treo thắng đứng như hình vẽ. Hãy cho biết:
a. Những lực nào tác dụng vào vật,
b. Vì sao vật đứng yên
c. Nếu lấy vật nặng ra khỏ lò xo thì sau đó hiện tượng xảy ra như thế nào đối với lò xo.
 Câu 8:Nếu tác dụng vào 2 lò xo khác nhau 2 lực có độ lớn bằng nhau thì 2 lò xo có độ dãn (hoặc nén) giống nhau không? Tại sao?
………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 9:
Trên hình vẽ là sự biểu diễn chiều dài của lò xo phụ thuộc vào lực tác dụng lên nó. Hỏi
a. Chiều dài ban đầu của lò xo.
b. Khi lực tác dụng 60N thì chiều dài của lò xo là bao nhiêu? Lò xo bị dãn hay nén?
 Câu 10:
Hãy vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của độ dãn lò xo vào lực tác dụng theo những số liệu sau:
 
 LỰC KẾ - PHÉP ĐO LỰC , TRỌNG LƯỢNG VÀ KHỐI LƯỢNG

Câu 1:
Dùng một lực kế để đo trọng lượng của vật. Lực kế sẽ chỉ bao nhiêu nếu các vật có khối lượng như sau:
a. 5kg
b. 10kg
c. 15kg
d. 20kg
Câu 2:
Tại sao khi mang một vật có khối lượng 5kg ta có cảm giác năng hơn so với khi mang vật có khối lượng 2kg.

Câu 3:
Dùng từ thích hợp để đưa vào chỗ trống sau: Khi đo lực bằng lực kế lò xo, đầu trên phải điều chỉnh vạch số (a)... Cho lực cần đo tác dụng vào (b)... của lực kê. Phải cầm vào vỏ của lực kế và hướng sao cho (c)... của lực kế nằm dọc theo phương của lực cần đo.
Câu 4:
Dựa vào công thức P=10m, hãy cho biết khối lượng của các vật là bao nhiêu khi trọng lượng của chúng là:
a. 20N
b. 0,5N
c. 100N
d. 1N
Câu 5:
Một vật a có khối lượng 10kg. Hãy cho biết khối lượng của vật b. Biết trọng lượng của b bằng 2/5 trọng lượng của vật a.
Câu 6:
Hãy cho biết trọng lượng của các vật có khối lượng sau đây:
a. 100g
b. 2kg
c. 50kg
d. 0,5kg
Câu 7:
 Hãy dùng từ thích hợp điền vào các chỗ trống sau:
- Lực kế là một dụng cụ để (a) .........................................................................
- Có nhiều loài (b)...................................... lực kế thường dùng là lực kế (c).... .........................................................................................................
- Lực kế lò xo gồm một chiếc (d).......................................... một đầu gắn vào vỏ lực kế, đầu kia gắn vào một cái móc và một cái (e).................................... Kim chỉ thị chạy trên một (f)...........................................................................................
Câu 8:
Dùng một lực kế lò xo để đo trọng lượng của vật. Hãy cho biết khối lượng của vật tương ứng với số chỉ của lực kế, khi số chỉ của lực kế là:
a. 0,5N.
b. 1N.
c. 1,5N.
d. 2N
Hãy vẽ đường biểu diễn sự phụ thuộc của trọng lượng vật vào khối lượng của vật.
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 9.
Hình vẽ bên là đường biểu diễn sự phụ thuộc của trọng lượng vào khối lượng của vật. Thay các chữ A, B, C, D  bằng trọng lượng của các vật có khối lượng.
a. 0,5kg                b. 1kg                             c. 1,5kg                 d. 2kg






KHỐI LƯỢNG RIÊNG - TRỌNG LƯỢNG RIÊNG

Câu 1:
Muốn đo khối lượng riêng của quả cầu bằng sắt người ta dùng những dụng cụ gì? Hãy chọn câu trả lời đúng.
a. Chỉ cần dùng 1 cái cân.
b. Chỉ cần dùng 1 lực kế.
c. Cần dùng một cái cân và bình chia độ.
d. Chỉ cần dùng một bình chia độ
Câu 2:
Em hãy trình bày một phương án xác định khối lượng của một cái cột sắt hình trụ cao khoảng 10m.
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 3:
Hãy tính khối lượng riêng của gạch biết một thùng gạch có thể tích 4m3 thì năng 10t.
………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 4:
Dựa vào bảng khối lượng riêng của một số  chất (trong sách giáo khoa). Hãy xác định khối lượng của 10 bao gạo, biết mỗi bao có thể tích 0,2m3.
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 5:
Hãy cho biết giữa khối lượng riêng và trọng lượng riêng liên hệ với nhau bằng công thức nào?
………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 6:
Một vật có khối lượng riêng là 2500kg/m3thì nó sẽ có trọng lượng riêng là bao nhiêu?
………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 7:
Một học sinh viết 2500kg/m3= 25000N/m3. Học sinh đó viết đúng không? Tại sao?
Không được viết 2500kg/m3= 25000N/m3 vì 2500kg/m3 biểu thị cho khối lượng của 1m3, còn 25000N/m3chỉ trọng lượng của 1m3vật.
Câu 8:
Từ công thức  D= một học sinh có 2 kết luận sau:
a. Khi thể tích của vật càng lớn thì khối lượng riêng càng nhỏ.
b. Khi khối lượng vật càng lớn thì khối lượng riêng càng lớn.
Các kết luận trên có đúng không?
………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 9:
Lần lượt bỏ 2 vật không thấm nước có cùng một khối lượng vào bình chia độ có chứa nước, mực nước trong bình dâng lên trong 2 trường hợp có bằng nhau không? Tại sao?
TL: Nếu 2 vật đó có cấu tạo cùng một chất lại có khối lượng bằng nhau nên thể tích của chúng bằng nhau. Do đó khi lần lượt bỏ chúng vào bình thì mực nước trong bình sẽ dâng lên như nhau.
- Nếu 2 vật đó cấu tạo không cùng một chất thì khối lượng riêng khác nhau nên thể tích khác nhau. Do đó nếu lần lượt bỏ 2 vật đó vào bình chia độ thì mực nước trong bình chia độ dâng lên khác nhau.
Câu 10:
Biết 800g rượu có thể tích 1dm3. Hãy tính khối lượng riêng của rượu. So sánh khối lượng riêng của rượu với khối lượng riêng của nước.
Câu 11:
Biết 1 xe cát có thể tích 8m3, có khối lượng là 12 tấn.
a. Tính khối lượng riêng của cát.
b. Tính trọng lượng của 5m3 cát.

Câu 12:
Hãy trình bày cách đo khối lượng riêng của quả cầu nhôm bằng 2 dụng cụ: Một bình chia độ và 1 cái cân.
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 13:
Em có biết biểu thức tính trọng lượng riêng theo khối lượng d=10D được suy ra từ những biểu thức nào?
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 14:
Hãy tính trọng lượng của gỗ trên 3 xe chở gỗ biết mỗi xe chứa 5m3gỗ. Biết khối lượng riêng của gỗ là 800kg/m3.
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 15:
Hãy xác định trọng lượng của xăng được chứa đầy trong 2 bồn xăng. Biết bồn thứ nhất chứa 1200l xăng, bồn thứ hai chứa khoảng một nửa của bồn thứ nhất. (Cho khối lượng riêng của xăng 700kg/m3).
Câu 16:
Vật a và vật b có cùng khối lượng, biết thể tích của vật a lớn gấp 3 lần thể tích của vật b. Hỏi khối lượng riêng của vật nào lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu là?
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 17:
Hai chất lỏng a và b đựng trong 2 bình có thể tích 10 lít. Biết rằng khối lượng của 2 chất lỏng là 4kg, khối lượng của chất lỏng a chỉ bằng 1/3 khối lượng của chất lỏng b. Hãy cho biết khối lượng riêng của 2 chất lỏng trên.
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………….
MÁY ĐƠN GIẢN

          Câu 1:
Trong thực tế để di chuyển các vật hoặc nâng các vật nặng lên cao, người ta thường sử dụng những máy cơ đơn giản nào?
          Câu 2:
Hãy dùng những từ thích hợp sau: (Mặt phẳng nghiêng, ròng rọc, đòn bẩy) điền vào các chỗ trống.
a. Khi kéo vật nặng lên cao theo phương thẳng đứng người ta thường sử dụng.......
b. Để đưa một thùng phuy nặng từ mặt đất lên xe ô tô, người ta dùng......
c. Người ta dùng..........để bẩy một tảng đá nặng.
Câu 3:
Để kéo một kiện hàng có khối lượng 200kg theo phương thẳng đứng người ta phải dùng một lực ít nhất là bao nhiêu?
Câu 4:
Người ta dùng máy đơn giản nào để làm các việc sau:
a. Dời vị trí của ống thoát nước.
b. Đưa những kiện hàng xuống từ trên xe tải.
c. Đưa những kiện hàng lên lầu cao tầng.
d. Nhổ cây đinh đóng trên vách.
Câu 5:
Để kéo một vật nặng 50kg lên lầu cao tầng người ta phải dùng 1 lực F có độ lớn:
a. F<50N (F nhỏ hơn 50N)
b. F = 50N.
c. F≥ 500N (F lớn hơn hoặc bằng 500N)
d. 50N < F< 500N (F lớn hơn 50N và nhỏ hơn 500N).
Câu 6:
Dùng các từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a. .........là những dụng cụ giúp thực hiện công việc dễ dàng.
b. Các máy đơn giản thường là: Mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy, ........
c. Khi kéo vật lên phương thẳng đứng cần phải dùng một lực có cường độ ...........bằng trọng lượng của vật.
.......................................................................................................................................................................
Câu 7:
Hãy cho những thí dụ sử dụng máy đơn giản trong đời sống hàng ngày?
.......................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................................
 Câu 8:
Để đưa một kiện hàng có khối lượng 1 tấn lên lầu cao tầng thì ta có thể sử dụng dụng cụ nào? và cường độ lực kéo là bao nhiêu?
Câu 9:
Để làm giảm độ nghiêng của một mặt phẳng nghiêng (có chiều dài xác định) người ta làm cách nào trong những cách sau:
a. Giảm chiều dài của mặt phẳng nghiêng.
b. Giảm chiều cao kê (hay gối) mặt phẳng nghiêng.
c. Tăng chiều cao kê mặt phẳng nghiêng.
d. Tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng đồng thời tăng chiều cao kê mặt phẳng nghiêng.
Câu 10:
Hãy chọn câu đúng trong trường hợp sau: Kéo vật lên cao bằng mặt phẳng nghiêng.
a. Nếu mặt nghiêng càng dài thì lực kéo càng lớn.
b. Nếu mặt nghiêng càng dài thì lực kéo càng nhỏ.
c. Nếu mặt nghiêng càng ngắn thì lực kéo càng nhỏ.
d. Mặt nghiêng dài hay ngắn thì lực kéo không đổi.
Câu 11:
Hãy chọn những từ thích hợp để điền vào chỗ trống của các câu sau:
a. Dùng mặt phẳng nghiêng có thể kéo vật lên với lực kéo............trọng lượng của vật.
b. Khi chiều dài của mặt phẳng nghiêng càng (1)................. thì lực cần để kéo vật trên mặt phẳng nghiêng càng (2)...........................................
c. Với một mặt phẳng nghiêng có độ nghiêng nhất định thì ............................. không phụ thuộc vào chiều dài của mặt phẳng nghiêng.
Câu 12:
Một mặt phẳng nghiêng dài 10m cao 2m và một mặt phẳng nghiêng khác dài 6m cao 1,5m. Mặt phẳng nghiêng nào cho ta lợi về lực hơn? (tức là lực kéo vật lên nhỏ hơn).
Câu 13:
Hãy cho biết tác dụng của mặt phẳng nghiêng khi nâng vật lên cao, và khi di chuyển vật từ trên xuống.
Câu 14:
Dùng một trong 2 tấm ván để đưa vật từ mặt đất lên xe tải, biết tấm ván thứ nhất có chiều dài gấp 1,5lần tấm ván thứ hai. Hỏi dùng tấm ván nào có lợi về lực hơn?
Câu 15:
Khi làm đường đi ở vùng đồi núi, người ta không làm những đường thẳng, mà thường làm những đường lượn ngoằn ngoèo. Hãy giải thích tại sao người ta làm như vậy.
TL: Làm như vậy đường đi sẽ có độ nghiêng nhỏ, lực kéo xe lên nhỏ hơn, nghĩa là ta được lợi về lực nhiều hơn.
Câu 16:
Có 2 tấm ván có chiều dài lần lượt là 8m, 10m. Để kéo vật lên cao 2m với lực kéo nhỏ hơn thì người ta nên dùng tấm ván nào? Tại sao?
Câu 17:
Hãy chọn câu đúng trong các câu sau:
a. Khi kéo vật lên cao người ta dùng mặt phẳng nghiêng càng ngắn thì lực kéo càng nhỏ.
b. Với mặt phẳng nghiêng có độ nghiêng nhất định nếu tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng thì độ nghiêng sẽ giảm đi.
c. Chiều dài của mặt phẳng nghiêng dài hay ngắn thì lực kéo vẫn không đổi.
Câu 18:
Người ta dùng 2 tấm ván để đưa các vật nặng từ mặt đất lên sàn xe tải. Tấm ván thứ nhất có chiều dài bằng phân nửa chiều dài của tấm thứ hai. Muốn kéo vật từ mặt đất lên xe tải bằng cách dùng một trong hai tấm ván đó thì lực kéo có giống nhau không? Dùng tấm ván nào thì lực kéo nhỏ hơn?
............................................................................................................................................................................
Câu 19:
Mặt phẳng nghiêng dài 4m cao 0,5m và một mặt phẳng nghiêng khác dài 3,5m cao 0,7m. Hỏi mặt phẳng nghiêng nào cho ta lợi về lực hơn?
............................................................................................................................................................................
Câu 20:
Để đưa vật lên cao 2m người ta dùng một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 8m, lúc đó tốn một lực kéo là 50N. Muốn lực kéo giảm một nửa thì phải tăng hay giảm chiều dài của mặt phẳng nghiêng? Chiều dài của mặt phẳng nghiêng lúc đó phải là bao nhiêu?
Câu 21:
Để đưa vật lên cao 1,5m người ta dùng một mặt phẳng nghiêng có chiều dài 8m thì tốn một lực F. Nếu muốn đưa vật đó lên cao 2m mà vẫn tốn một lực F như trên thì ta phải dùng mặt phẳng nghiêng có chiều dài là bao nhiêu?

ĐÒN BẨY
Câu 1:
Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a. Mỗi đòn bẩy đều có: (1).................; điểm tác dụng của (2)......................... là O1, điểm tác dụng của (3)......................... là O2.
b. Khi khoảng cách từ điểm tự tới điểm tác dụng của lực nâng lớn hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm  (1).......................... của trọng lượng vật thì lực nâng vật sẽ (2).................... trọng lượng của vật.
Câu 2:
Khi dùng đòn bẩy, nếu khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của lực nâng nhỏ hơn khoảng cách từ điểm tựa tới điểm tác dụng của trọng lượng vật thì lực nâng sẽ:
a. Nhỏ hơn trọng lượng của vật.
b. Bằng trọng lượng của vật
c. Lớn hơn trọng lượng của vật.

          Câu 3:
Một đòn bẩy có O1O >O2O để đòn bẩy cân bằng thì 2 lực F1, F2 (đặt vào 2 điểm O1, O2) lực nào có cường độ mạnh hơn?
Câu 4:
Người ta dùng đòn bẩy có dạng như hình vẽ để bẩy một hòn đá. Hỏi hòn đá tựa vào đầu nào, điểm tác dụng của lực cần nâng vật đặt vào đầu nào để được lợi về lực.
         A                      O                                            B


Câu 5:
Một thanh nhẹ đòn bẩy như hình vẽ. Trong đó OA = 2OB. Để đoàn bẩy cân bằng thì phải tác dụng lên đầu A một lực có cường độ là F1 đầu B một lực có cường độ là F2. Hãy so sánh F1và F2.
                        A                                                        O                       B               


Câu 5:
Một quả cầu bằng nhôm và một quả cầu bằng sắt có cùng kích thước được treo vào 2 đầu của đòn bẩy như hình vẽ (OA=OB). Đòn bẩy có ở trạng thái cân bằng không?
              A                                        O                                       B


Câu 6:
Vật (a) có khối lượng gấp 4 lần vật (b). Nếu treo vật a vào đầu A và vật b và đầu B của vật đòn bẩy, để đòn bẩy được cân bằng thì tỉ số giữa khoảng cách từ điểm tựa O đến đầu A và khoảng cách từ điểm từ điểm tựa O đến đầu B phải là bao nhiêu?
Câu 7:
Hai người dùng một cây gậy để khiêng một cổ máy, một người muốn gánh nặng về phần mình, người đó phải chọn đầu nào? Gần cổ máy hay xa cổ máy hơn? Vì sao?
Câu 8:
Một đòn bẩy có O1O < O2O để đòn bẩy cân bằng thì lực F1 đặt vào điểm O2 phải thoả điều kiện.
a. F1=F2
b. F1<F2
c. F1>F2
Hãy chọn câu đúng.
Câu 9:
Hai người dùng một cây gậy để khiêng một bao gạo, một người muốn mình gánh nhẹ thì người đó phải chọn đầu nào? Gần bao gạo hay xa bao gạo hơn? Vì sao?
............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................
Câu 10:
Một thanh nhẹ dùng làm đòn bẩy OA=2OB, người ta treo 3 quả nặng vào 2 đầu A và B (hình vẽ), nếu khối lượng các quả nặng bằng nhau, đòn bẩy có cân bằng không? Nếu không thì phải làm thế nào để đòn bẩy cân bằng?
                                   A                                                      O                       B



Câu 11:
Người ta dùng một đòn bẩy có dạng như hình vẽ để bẩy ống bê tông. Hỏi ống bê tông phải được buộc vào đầu nào? Lực tác dụng vào đầu nào để được lợi về lực?
                      A                                                         O                       B


Câu 12:

Trong trường hợp nào thì khi ta dùng đòn bẩy mà không được lợi về lực?