GÓC HỌC TẬP LỚP 7

Trang

Trang

Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

ôn tập vật lí 6 ( B1 - B8)

NỘI DUNG ÔN TẬP

1. GHĐ và ĐCNN của thước là gì?
2. Các thao tác khi đo độ dài.
3. Các thao tác đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ.
4. Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ và bình tràn.
5. Khối lượng của một vật là gì?
6. Cách sử dụng cân Rô-béc-van.
7. Thế nào là lực? Thế nào là hai lực cân bằng? Vật đang đứng yên, dưới tác dụng của hai lực cân bằng thì trạng thái của vật như thế nào?
8. Nêu kết quả tác dụng của lực.
9.Trọng lực là gì? Cho biết phương , chiều, đơn vị của trọng lực( kí hiệu).
10. Trọng lượng của vật là gì?
11. Hệ thức giữa trọng lượng và khối lượng của cùng vật.
Quy ước:
: câu hỏi không cần thiết là loại câu hỏi không có giá trị trong cuộc sống cũng như ứng dụng sau này, những câu hỏi loại này lên bỏ vì cần giảm tải " Dạy và học".
: câu hỏi cần thiết
: câu hỏi hay.




1. GHĐ và ĐCNN của  thước là gì ?
* GHĐ của thước là độ dài lớn nhất ghi trên thước.
* Độ chia nhỏ nhất(ĐCNN) của thước là độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.
2. Các thao tác đo độ dài:
i) Ước lượng độ dài cần đo.
ii) Chọn thước có  GHĐĐCNN thích hợp.
iii) Đặt thước dọc theo độ dài cần đo, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của vật.
iv) Đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật.
v)Đọc giá trị độ dài của vật theo giá trị của vạch chia trên thước gần nhất với đầu kia của vật.
vi) Ghi kết quả đo, chữ số cuối cùng của kết quả đo theo ĐCNN của thước.
 Các thao tác đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ.
Để đo thể tích của một lượng chất lỏng, ta tiến hành các bước sau:
i) Ước lượng thể tích cần đo.
ii) Chọn bình chia độ có GHD và có ĐCNN thích hợp.
iii) Đặt bình chia độ thẳng đứng.
iv) Rót chất lỏng vào bình.
v ) Đặt mắt nhìn ngang với độ cao mực nước chất lỏng trong bình.
vi) Đọc giá trị thể tích của chất lỏng theo giá trị của vạch chia trên bình gần nhất với mực chất lỏng.
vii) Ghi kết quả đo, chữ số cuối cùng của kết quả đo theo CĐNN của bình.

4. Cách đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ và bình tràn.
* Khi vật rắn bỏ lọt được vào bình chia độ, ta nhúng chìm vật đó vào chất lỏng đựng trong bình. Thể tích của vật bằng thể tích của phần chất lỏng dâng lên trong bình.
* Khi vật rắn không bỏ lọt được vào bình chia độ, ta dùng một bình tràn đang chứa đầy một chất lỏng và nhúng chìm vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của vật bằng thể tích của phần chất lỏng  tràn ra khỏi bình vào một bình chứa.

5. Khối lượng của một vật là gì?
Khối lượng của một vật cho biết  lượng chất chứa trong vật.
Thường kí hiệu: m
Ví dụ: khối lượng gạo chứa trong bao là chỉ lượng chất gạo chứa trong bao đó.

6. Cách sử dụng cân Rô-béc-van.
- Đầu tiên ,điều chỉnh để đòn cân nằm thăng bằng, kim cân chỉ đúng vạch giữa bảng chia độ.
-  Đặt vật cần đo khối lượng lên một đĩa cân.
- Chọn một số quả cân đặt lên đĩa cân bên kia sao cho đòn cân nằm thăng bằng, kim cân nằm đúng vạch giữa bảng chia độ.
- khối lượng của vật cần đo bằng tổng khối lượng các quả cân trên đĩa cân.
7. Thế nào là lực? Thế nào là hai lực cân bằng? Vật đang đứng yên, dưới tác dụng của hai lực cân bằng thì trạng thái của vật như thế nào?
- Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia. 
- Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật trên cùng một đường thẳng. Một vật đứng yên chịu tác dụng của hau lực cân bằng thì vẫn đứng yên.
8. Nêu kết quả tác dụng của lực.
Lực tác dụng lên một vật có thể làm biến đổi chuyển động của vật đó hoặc làm nó biến dạng. hai kết quả này có thể cùng xảy ra.
9.Trọng lực là gì? Cho biết phương , chiều, đơn vị của trọng lực( kí hiệu).
Trái đất tác dụng lực hút lên mọi vật. Lực hút của Trái Đất được gọi là trọng lực.
Trọng lực tác dụng lên một vật có phương thẳng đứng và có chiều hướng về phía Trái Đất. Đơn vị của trọng lực là niu-tơn.
Kí hiệu: N.
10. Trọng lượng của vậ là gì?
là cường độ( độ lớn) của trọng lực tác dụng lên một vật được gọi là trọng lượng của vật đó.
11. Hệ thức giữa trọng lượng và khối lượng của cùng vật.
P = 10.m.
trong đó:
P là trọng lượng( N).
m là khối lượng ( kg).
106mêgaMTriệu1 000 000
103kilôkNghìn (ngàn)1 000
102héctôhTrăm100
101đêcadaMười10
10−1đêxidMột phần mười0,1
10−2xenti, (đọc là xăng ti)cMột phần trăm0,01
10−3milimMột phần nghìn (ngàn)0,001
10−6micrôµMột phần triệu0,000 001
10−9nanônMột phần tỷ0,000 000 001
10−12picôpMột phần nghìn (ngàn) tỷ0,000 000 000 001
Các tiền tố SI thường dùng đo lường hiện nay.
 Đơn vị chiều dài
1m    = 10dm   = 100cm   = 1 000mm = 1 000 000 µm = 1 000 000 000nm
100m = 101dm  =102   cm = 103mm    = 106 µm            = 109 mm
1m     = 0,1da   = 0,01h = 0,001h = 0,000 001M
100m = 10-1dam  =10-2   hm = 10-3km    = 10-6 Mm

 Đơn vị khối lượng
1 tấn = 1 000kg
1 tạ = 100kg
1 yến = 10kg
1kg = 1 000g
1dag = 100g = 1 lạng
1g = 1 000mg
1mg = 0,001g
 Đơn vị thể tich
1m3     =  1 000dm= 1000 000cm3 = 1 000 000 000ml
100m=  103dm3    106cm3           = 109ml
Đặc biệt:
1 lít = 1dm= 1kg = 1 000ml = 1 000 cc
1lit = 1dm
1cc = 1mm3
20 giot = 1cc = 1mm3



THỂ TÍCH





Dụng cụ đo thể tích chất lỏng:
- Ống chia độ
- Bình chia độ
- Ly
- Ca đong.



Trình bày cách đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ.
- Đổ nước vào bình đến vạch chia độ V1.
- Thả vật vào bình sao cho vật chìm hoàn toàn xuống nước, nước dâng lên đến vạch V2.
- Thể tích vật rắn bằng thể tích nước dâng lên: V = V2 - V1.
  

Trình bày cách đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình tràn
-Đổ nước vào bình tràn lên đến vòi tràn.
- Thả hòn đá vào bình tràn, đồng thời hứng nước tràn ra vào bình chứa.
- Đổ hết nước ở bình chứa vào bình chia độ. Thể tích của nước đo được chính là thể tích của hòn đá.



KHỐI LƯỢNG
Khối lượng một vật: khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật.
Ví d: khối lượng gạo chứa trong bao là chỉ lượng chất gạo chứa trong bao đó.





ĐƠN VỊ KHỐI LƯỢNG
   Kg = 1 000g 
=> Đơn vị g mới là đơn vị chuẩn.
Ki-lô-gam không phải là đơn vị chuẩn.
Đơn vị khối lượng thường gặp:
Kg = 1 000g
g = gram
g = 1 000mg (miligam )

Phương pháp học vật lý

Vật lý: lý lẽ của vật chất, của sự vật.
Nắm được các quy luật, hiện tượng của vật chất, bạn sẽ giải thích được các hiện tượng vật lý xung quanh mình. 
Bạn giải thích được thì cảm thấy thú vị nhưng giải thích được tất cả thì thấy vô vị.

Mục đích:
- Giải thích được các hiện tượng vật lí trong cuộc sống.
- Tiền đề cho môn học Lý - Sinh học( sinh lý học): môn học nghiên cứu sự tác động qua lại giữa vật thể sống và các vật thể không sống.
(Chú ý! Sinh lý học là môn học nghiên cứu nguyên lý hoạt động của cơ thể sống.)
Vi du 1: người ta phải thiết kế cách đeo đồng hồ trên tay không quá chặt và cũng không quá rộng.
Chỉ có yếu tố vật lí đeo chặt thì quá dễ dàng nhưng khi đeo chặt quá có thể gây cảm giác khó chịu hoặc chèo ép mô sống cánh tay dẫn đến máu không lưu thông, có thể hoại tử cánh tay.
Quá thiên về yếu tố sinh học, làm cho đeo đồng hồ thoải mái thì đồng hồ xoay vòng quanh cánh tay không thuận tiên xem giờ hoặc cản trở khi làm việc.



Lí - sinh học là môn nghiên cứu và ứng dụng tương tác qua lại vừa vặn, thoải mái ở cơ thể sống và đảm bảo vững chắc về phương diện vật lý.
Ví du 2:
Độ tuổi của các bạn thường thấy nha sĩ chỉnh răng( niềng răng), vậy theo bạn muốn di chuyển được răng thì nha sĩ phải dùng lực là bao nhiêu ?
Người ta đo được lực có thể di chuyển được răng an toàn 50 N < lực < 200 N.
Nếu tác dụng lực < 50 N, răng không thể di chuyển.
Nếu tác dụng lực > 200N, răng di chuyển nhanh nhưng sẽ làm cho bạn đau, có thể gây hoại tử xương ổ răng.
Nghiên cứu li sinh học tác động giữa lực cơ học vật lí và sự chịu đựng lực của cơ thể sống là nhu cầu thiết thực đối với chúng ta.
Phương pháp:
- Hệ qui ước 
- Qui luật vật lí.
- Ứng dụng vào cuộc sống.

 Hệ qui ước
Hệ qui ước rất quan trọng trong môn vật lý, trong thi cử và trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
- Chúng ta phải thống nhất qui ước tính.
Ví dụ1: tính đơn vị chiều dài cùa một đoạn thẳng, theo đề đề bài hoặc yêu cầu tính bằng đơn vị cm, trong khi đó chúng ta tính theo đơn vị m thì chắc chắn không đúng với yêu cầu đề bài.
Ví dụ 2: theo yêu cầu tính và phân tích lực của theo phương thẳng đứng, chúng ta phân tích và tính lực trên vật theo phương ngang là không đúng yêu cầu đề bài.

Các đơn vị cơ sở

Các đơn vị đo lường dưới đây là nền tảng cơ sở để từ đó các đơn vị khác được suy ra (dẫn xuất), chúng là hoàn toàn độc lập với nhau. Các định nghĩa dưới đây được chấp nhận rộng rãi.
Các đơn vị đo lường cơ bản:
TênKý hiệuĐại lượngĐịnh nghĩa
métmChiều dàiĐơn vị đo chiều dài tương đương với chiều dài quãng đường đi được của một tia sáng trong chân không trong khoảng thời gian 1 / 299 792 458 giây (CGPM lần thứ 17 (1983) Nghị quyết số 1, CR 97). Con số này là chính xác và mét được định nghĩa theo cách này.
kilôgamkgKhối lượngĐơn vị đo khối lượng bằng khối lượng của kilôgam tiêu chuẩn quốc tế (quả cân hình trụ bằng hợp kim platin-iriđi) được giữ tại Viện đo lường quốc tế (viết tắt tiếng Pháp: BIPM), SèvresParis (CGPM lần thứ 1 (1889), CR 34-38). Cũng lưu ý rằng kilôgam là đơn vị đo cơ bản có tiền tố duy nhất; gam được định nghĩa như là đơn vị suy ra, bằng 1 / 1 000 của kilôgam; các tiền tố như mêga được áp dụng đối với gam, không phải kg; ví dụ Gg, không phải Mkg. Nó cũng là đơn vị đo lường cơ bản duy nhất còn được định nghĩa bằng nguyên mẫu vật cụ thể thay vì được đo lường bằng các hiện tượng tự nhiên (Xem thêm bài về kilôgam để có các định nghĩa khác).
giâysThời gianĐơn vị đo thời gian bằng chính xác 9 192 631 770 chu kỳ của bức xạ ứng với sự chuyển tiếp giữa hai mức trạng thái cơ bản siêu tinh tế của nguyên tử xêzi-133 tại nhiệt độ 0 K (CGPM lần thứ 13 (1967-1968) Nghị quyết 1, CR 103).
ampeACường độ dòng điệnĐơn vị đo cường độ dòng điện là dòng điện cố định, nếu nó chạy trong hai dây dẫn song song dài vô hạn có tiết diện không đáng kể, đặt cách nhau 1 mét trong chân không, thì sinh ra một lực giữa hai dây này bằng 2×10−7 niutơn trên một mét chiều dài (CGPM lần thứ 9 (1948), Nghị quyết 7, CR 70).
kelvinKNhiệt độĐơn vị đo nhiệt độ nhiệt động học (hay nhiệt độ tuyệt đối) là 1 / 273,16 (chính xác) của nhiệt độ nhiệt động học tại điểm cân bằng ba trạng thái của nước (CGPM lần thứ 13 (1967) Nghị quyết 4, CR 104).
molmolSố hạtĐơn vị đo số hạt cấu thành thực thể bằng với số nguyên tử trong 0,012 kilôgam cacbon-12 nguyên chất (CGPM lần thứ 14 (1971) Nghị quyết 3, CR 78). Các hạt có thể là các nguyên tửphân tửionđiện tử... Nó xấp xỉ 6.022 141 99 × 1023 hạt.
candelacdCường độ chiếu sángĐơn vị đo cường độ chiếu sáng là cường độ chiếu sáng theo một hướng cho trước của một nguồn phát ra bức xạ đơn sắc với tần số 540×1012 héc và cường độ bức xạ theo hướng đó là 1/683 oát trên một sterađian (CGPM lần thứ 16 (1979) Nghị quyết 3, CR 100).

Các tiền tố của SI

Các tiền tố sau đây của SI có thể được sử dụng để tạo ra các bội số hay ước số của đơn vị đo lường gốc.
10nTiền tốKý hiệuTên gọi1Tương đương²
1024yôtaYTriệu tỷ tỷ1 000 000 000 000 000 000 000 000
1021zêtaZNghìn (ngàn) tỷ tỷ1 000 000 000 000 000 000 000
1018êxaETỷ tỷ1 000 000 000 000 000 000
1015pêtaPTriệu tỷ1 000 000 000 000 000
1012têraTNghìn (ngàn) tỷ1 000 000 000 000
109gigaGTỷ1 000 000 000
106mêgaMTriệu1 000 000
103kilôkNghìn (ngàn)1 000
102héctôhTrăm100
101đêcadaMười10
10−1đêxidMột phần mười0,1
10−2xenti, (đọc là xăng ti)cMột phần trăm0,01
10−3milimMột phần nghìn (ngàn)0,001
10−6micrôµMột phần triệu0,000 001
10−9nanônMột phần tỷ0,000 000 001
10−12picôpMột phần nghìn (ngàn) tỷ0,000 000 000 001
10−15femtôfMột phần triệu tỷ0,000 000 000 000 001
10−18atôaMột phần tỷ tỷ0,000 000 000 000 000 001
10−21zeptôzMột phần nghìn (ngàn) tỷ tỷ0,000 000 000 000 000 000 001
10−24yóctôyMột phần triệu tỷ tỷ0,000 000 000 000 000 000 000 001


Qui luật vật lí 



Ứng dụng vào cuộc sống
Ứng dụng 1:
Nước là sự sống, nguồn tài nguyên của nhân loại, làm sao ta biết boa nhiêu giọt nước được 1met khối nước? 1kg nước có bao nhiêu lít nước?
Lực ngón tay vặn  mạnh nhất của người bình thường là bao nhiêu N?

Lực dùng tay vặt tối đa của người trưởng thành bình thường là 10N.