GÓC HỌC TẬP LỚP 7

Trang

Trang

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

Soạn bài kiểm tra số 2 Ngữ văn Lớp 6

Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 -  VĂN KỂ CHUYỆN
(làm tại lớp)

I. ĐỀ BÀI THAM KHẢO
Đề 1: Kể về một việc tốt mà em đã làm.
Đề 2: Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối, không làm bài,…).
Đề 3: Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến.
Đề 4: Kể về một kỉ niệm hồi ấu thơ làm em nhớ mãi.
Đề 5: Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết.
II. GỢI Ý DÀN BÀI
Đề 1:
A.    Mở bài.
- Nêu hoàn cảnh, thời gian diễn ra sự việc. 
B. Thân bài.
- Kể lại diến biến sự việc:
+ Việc tốt đó là gì? Xảy ra ở đâu?
+ Gặp công việc đó, em đã suy nghĩ như thế nào?
+ Hành động cụ thể của em khi đó là gì?
- Việc làm của em đã mang lại ích lợi như thế nào cho người khác?
C. Kết bài.
- Sau khi làm được một việc tốt, em cảm giác ra sao?
Đề 2:
A. Mở bài.
- Nêu hoàn cảnh mắc lỗi.
B. Thân bài.
- Kể lại việc sai trái mà mình đã mắc phải.
+ Mắc lỗi khi nào? Với ai?
+ Nguyên nhân mắc lỗi là do chủ quan hay khách quan?
+ Lỗi lầm ấy gây hậu quả như thế nào? (với lớp, với gia đình hay với bản thân,…).
- Sau khi mắc lỗi, em đã ân hận và sửa chữa ra sao?
C. Kết luận.
- Bài học rút ra sau lần mắc lỗi ấy là gì?
- Lời khuyên của bạn dành cho các bạn khác ra sao?
Đề 3:
A. Mở bài.
- Giới thiệu khái quát về người thầy (hay cô giáo) mà em sắp kể.
- Giới thiệu hoàn cảnh (hoặc một đặc điểm nào đó của người thầy hoặc cô giáo) để lại cho bản thân ấn tượng sâu đậm nhất.
B. Thân bài.
- Miêu tả một vài nét về người thầy (hoặc người cô) mà em yêu quý (chú ý nhấn mạnh những nét riêng, những nét gây ấn tượng).
- Kể về một nét nào đó đặc biệt trong tính cách (hoặc tác phong, hoặc tình thương yêu đối với học trò,…).
- Đối với riêng bản thân em, kỉ niệm sâu sắc nhất đối với người thầy (hay người cô giáo) đó là gì?
- Tình cảm của em đối với thầy giáo hay cô giáo đó ra sao?
C. Kết bài.
- Nay tuy không còn được học thầy (cô) đó nữa nhưng em vẫn nhớ về thầy (cô) đó bằng một sự kính trọng và yêu mến sâu sắc ra sao?
Đề 4:
A.    Mở bài.
- Kỉ niệm tuổi thơ đó xảy ra khi nào? Với ai? (hoặc với vùng quê nào, con vật nào,…).
B. Thân bài.
- Kể lại diến biến chi tiết về kỉ nệm tuổi thơ đó.
+ Kỉ niệm bắt đầu trong hoàn cảnh nào? Đó là một kỉ niệm buồn hay vui?
+ Sự việc (câu chuyện) xảy ra và diễn biến ra sao?
- Kỉ niệm đó để lại trong lòng mình một ấn tượng sâu sắc ra sao?
C. Kết bài.
- Trong kí ức của bản thân, kỉ niệm vừa nêu có vị trí như thế nào? Nó có là một động lực giúp cho việc học hành hay giúp cho cuộc sống của bản thân trở nên tốt đẹp hơn không?
Đề 5:
A. Mở bài.
- Giới thiệu về người bạn tốt mà em sắp kể.
- Giới thiệu khái quát về thành tích trong học tập hay việc tốt mà bạn ấy đã làm để giúp đỡ những bạn bè cùng lớp.
B. Thân bài.
- Kể về người bạn tốt của em.
+ Hoàn cảnh gia đình.
+ Lối sống.
+ Thành tích học tập.
+ Quan hệ với các bạn trong lớp, trong trường, với các thầy cô giáo và mội người ra sao?
- Kể về một kỉ niệm sâu sắc (nếu có) của bản thân với người bạn đó.
- Chơi với người bạn đó, em học được điều gì?
C. Kết bài.
- Suy nghĩ của em về người bạn đó như thế nào? (tự hào, thán phục).
- Nêu bài học về việc giao kết bạn bè. (Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng).
III. BÀI VIẾT THAM KHẢO
Đề 1: Kể về một việc tốt mà em đã làm.
Trăn trở về một việc làm tốt.
Việc tốt là gì ? Câu hỏi cũng như câu trả lời cứ mãi quanh quẩn trong tâm trí em, từ khi em đã chót dại làm một việc tốt đến cả bố mẹ phải giật mình về em.
Cứ mỗi chiều chủ nhật hàng tuần, bố-mẹ thường đưa cả gia đình đi nhà thờ rồi đi ăn hàng, đi mua sắm ít dụng cụ cần thiết trong tuần. Vào một chủ nhật nọ gia đình em đang thưởng thức món bún chả Hà Nội trên đường Trường Sơn - Tân Sơn Nhất, em buột miệng nói: " Bố mẹ ơi ! Đũa ở đây đẹp quá, mình lấy vài đôi về nhà dùng được không?" Lúc đó bố-mẹ em giật cả mình về tôi, thái độ của bố thay đổi ngay, nhưng bố bình tĩnh giảng giải cho tôi hiểu, bố từ tốn nói với tôi: " Đúng con ạ! Đũa ở đây trông thật là đẹp và sang trọng, nếu dùng ở nhà mình thì sang biết mấy, mà cả nhà mình ai cũng thích sưu tầm đồ gỗ nữa,  nhưng con à, dù sao đi nữa nó cũng là tài sản của chủ nhà hàng chứ không phải là của mình, họ có quý mến khách, họ mới mua đồ tốt để mời khách dùng, cũng như bố thường đối đãi khách hàng của bố đến làm răng. Nếu khách hàng của bố suy nghĩ như con thì tủ Lego của con chẳng còn cái nào."
Ông bà có câu " Nghèo cho sạch, rách cho thơm." Nghĩa là dù mình có khó khăn đến mấy cũng không chiếm hữu của cải người khác làm của mình, phải có lòng tự trọng con ạ.
Sau lần làm việc tốt ấy, em càng suy nghĩ nhiều về việc làm của mình hơn, không biết khi nào được gọi là việc tốt, khi nào thì việc đó không phải việc tốt,.... nó cứ vẩn vơ trong trí não của em. Em đi tìm câu trả lời riêng cho mình và rồi em gặp được bài học ngàn vàng chỉ cho em rằng: " Phàm làm việc gì phải nghĩ đến hậu quả của nó." Mặt khác trong giáo lý đạo Phật dạy rằng:" Làm việc tốt là tích được phước đức nhưng không được tự mãn nguyện, tự cho mình là hay, không được khoe khoang vì làm như vậy sẽ bị tổn phước hơn là tích phước.
Từ đó em mới ngộ ra được một điều cũng là câu trả lời cho em: Làm việc tốt là việc đó có lợi ích cho mình và cho mọi người xung quanh nhưng không được gây tổn hại đến bất kì ai và phải khiêm hạ những việc mình làm.
Phạm Lê Gia Anh
Lớp 6/3 - THCS Bạch Đằng
Q.3 - Tp.HCM
Đề 2: Kể về một lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối, không làm bài,…).

Lỗi có thể là tội


Mắc lỗi có thể do thiếu hiểu biết, do chủ quan, có thể do kỹ năng rèn luyện của mình chưa đủ. Ai ở đời mà chưa một lần mắc lỗi? Tôi cũng đã cố tránh xa dịp lỗi lầm nhưng rồi một chút lơ là tôi đã phạm phải lỗi trầm trọng có thể đến chết người. 

Vào buổi tối thứ sáu nọ, bố nhờ em nạp điện giúp cho bố mấy cục pin cho cái đèn flash máy ảnh để ngày mai thứ bảy bố đi dự hội nghị nha khoa chuyên ngành của bố, em mải mê lắp ráp lego nên vội vàng bỏ pin  lộn cực vào thiết bị sạc, xẹc một cái ! Cả nhà em cúp điện. Lúc đó em rất lo sợ không biết phải làm gì, cả nhà cuống cuồng lên, còn bố- mẹ thì chấn an mọi người cứ bình tĩnh và yên tâm vì cầu chì đã được ngắt ở bên ngoài nhà rồi. Thế là cả buổi tối hôm đó gia đình chúng em không có điện giữa đêm hè oi bức, tất cả mọi việc trong gia đình đều bị trì trệ lại.
Tuy bố-mẹ là người hiểu biết và ân cần giúp em vượt qua mọi việc dù khó khăn đến đến đâu, nhưng trong em vẫn hối hận những việc làm của mình.
"Phàm làm việc gì phải tính đến hậu quả của nó" đó là câu mở đầu của bố dạy em ,phải suy xét kĩ trước mỗi hành động của mình.
Bố xin nhận khuyết điểm đã không tự làm mà phiền đến con trai của bố, đúng ! Bố đã dạy con không được: nghịch lửa, điện, nước, dao và cánh cửa nhưng khi đó con còn nhỏ, nay con đã hơn 10 tuổi rồi thì bắt đầu con phải sử dụng những thiết bị, vật dụng đó như một người trưởng thành.
Thiết bị điện nhà mình chuyên viên thiết kế cầu chì bên ngoài nhà rất an toàn nhưng khi cúp thì mình không tự bật trở lại được mà phải nhờ đến công ty Điện lực,  chỉ vì sự bất cẩn của mình mà phải làm phiền đến những người xung quang. 
Cái nguy hiểm ở đây không phải là cúp điện, cái chính là tia lửa điện xẹc ra, nguồn điện này có thể gây ngưng tim và chết người không kịp cứu con ạ.
Tuy em chưa được học về điện, nhưng em cũng đã hiểu tác dụng cũng như tác hại về điện đến sức khỏe và tài sản của con người.
Em nói: " Dạ thưa bố-mẹ, con hiểu và từ nay con luôn suy xét mọi việc trước khi làm."

Bài học chết người bất cẩn khi dùng điện của em rút cho em bài học sâu sắc " phàm làm việc gì phải nghĩ đến hậu quả."
Con cảm ơn bố-mẹ đã thiết kế điện an toàn cho nhà mình, nếu không thì lỗi lầm của con đã trở thành tội trọng.
Phạm Lê gia Anh
Lớp 6/3 THCS Bạch Đằng
Q.3 - Tp.HCM.
Email: phamlegiaanh@gmail.com
căn phòng xảy ra chập điện >>

Đề 3: Kể về một thầy giáo hay một cô giáo mà em quý mến.

Thầy tôi

Tôi yêu những giọt mồ hôi lấm tấm trên vầng trán thầy.Sau mỗi lần giảng bài trên khuân mặt tươi tắn của thầy xuất hiện những giọt nước lăn tăn , vào hôm có những bài khó hiểu hoặc có những bạn chưa chuẩn bị bài kịp thầy phải tận tâm giảng giải nhiều hơn, không chỉ có mồ hôi trán mà thẫm cả vạt lưng áo thầy.

Tôi vốn là đứa trẻ nhút nhát, học kém hơn các bạn cùng lứa, thấy thầy vất vả trong mỗi bài giảng, tôi cũng đã cố gắng học nhiều hơn, tập trung nghe giảng chăm chú hơn nhưng có những bài khó hoặc những kiến thức căn bản tôi còn thiếu muốn hỏi thầy vào giờ ra chơi lắm nhưng sợ thầy mệt, tôi chần chừ  mãi cũng không giám hỏi.
Thầy như có phép thần thông, đã đọc được ý định của tôi, những trăn trở của tôi. Vào giờ ra chơi nọ khi các bạn ra sân chơi, trong lớp chỉ còn lại tôi và thầy, bất chợt tôi nghe thấy: " Gia Anh, em có gì chưa hiểu hay việc gì mà không ra chơi ?" Tôi nghe tơi đây như bị điện giật vậy, tôi ấp úng đứng lên và thưa: " Dạ không, thưa thầy! "
Không có gì thì tốt, nhưng thầy thấy con có vấn đề gì đó phải không ? Lại đây với thầy.
Tôi rón rén bước lại bên thầy, tim tôi còn đập thình thịch, tai tôi thì lùng bùng, thầy nói và hỏi gì đó tôi không còn nhớ nữa, nhưng kể từ buổi được ở bên thầy, lòng tôi vui sướng được thầy quan tâm, cũng thấy cởi mở, bớt căng thẳng khi gặp thầy. Tôi được thầy tận tình hướng dẫn cách học, xóa dần những lỗi căn bản của người học trò, rồi từ từ từng bước tôi mạnh dạn, hiểu bài nhiều hơn.

Đến nay những ngày thời tiết oi bức hay trở trời, tôi luôn nhớ về thầy tôi đang giảng bài cho các em, những giọt mồ hôi lăn trên khuân mặt nhăn nheo của thầy, những vạt áo ướt thẫm mồi hôi. Tôi lại phải quyết tâm hơn nữa để đáp lại sự hy sinh của thầy giành thế cho hệ chúng tôi và đặc biệt cho tôi, cũng ở thầy mà tôi có ngày hôm nay, có những dòng chữ này để gửi đến thầy lời tri ân sâu sắc. Dù có đi nơi đâu, em sẽ trở về thăm lại Ông đồ xưa, ông giáo làng của em năm nào.
Phạm lê Gia Anh
Lớp 6/3 - THCS - Bạch Đằng
Q.3 - Tp.HCM
phamlegiaanh@gmail.com
xem thêm hình ảnh >>
Bài 4. Kể một kỉ niệm thời thơ ấu.
Thăm quan Dinh Độc Lập

Tôi may mắn có tuổi ấu thơ đẹp từ trong giấc mơ đến đời sống thường ngày, bên tôi luôn có gia đình, bạn bè và thầy-cô giáo. Có rất nhiều kỉ niệm vui, buồn quanh tôi nhưng có kỉ niệm được bố-mẹ đưa cả gia đình đi thăm Dinh Độc Lập hay còn gọi là Dinh Thống Nhất, tôi muốn sẻ chia đến các bạn chưa có dịp đến thành phố Hồ Chí Minh để tận mắt xem vị tổng Việt Nam Cộng Hòa sống và làm việc ra sao, các bạn chỉ nghe và biết qua bài viết, phim ảnh,...

Dinh thự do vị tổng thống đầu tiên Ngô Đình Diệm của nước ta khởi công xây dựng, người được ở dinh thự đầu tiên là gia đình tổng thống thứ hai Nguyễn Văn Thiệu  và người ở cuối cùng là Tổng thống Dương Văn Minh.
Dinh thự là tòa nhà nguy nga ngay giữa thành phố Hồ Chí Minh do cố kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế. Nằm cuối một con đường  Lê Duẩn, chỉ nhìn một lần, bạn mãi không bao giờ quên được cách phối cảnh trang trí rất độc đáo, nhìn thoạt qua tôi cứ tưởng là kiến trúc tây phương, giống tòa Bạch Ốc của tổng thống Mỹ nhưng nhìn kĩ thì thấy những khóm trúc, gốc tre được trang trí mặt trước rất Việt Nam.
Bạn chỉ bước đến thềm cửa chính của dinh thự, có ngay cô tiếp tân mặc áo dài truyền thống đón chào bạn, mời bạn vào phòng chờ, khi phòng chờ đủ số người chừng 20 - 30 khách sẽ có một hướng dẫn viên khác giới thiệu đến bạn toàn cảnh dinh thự từ lịch sử, kiết trúc, nét sinh hoạt diễn ra tại phủ tống thống trước kia và hiện nay. Sau phần giới thiệu khái quát toàn bộ dinh thự bạn sẽ được mời đi thăm quan trực tiếp các gian phòng như phòng khánh tiết nơi tiếp đón khách ngoại giao nước ngoài, phòng họp nội các của các nguyên thủ thời bấy giờ, phòng xem phim, phòng đọc sách,....Toàn bộ  dinh thự gồm 4 tầng lầu và 3 tầng âm sâu vào lòng đất, có 100 phòng, tổng diện tích rộng đến 10 000 mét vuông. Tuy ngôi dinh thự lớn và rộng nhưng về chức năng cũng không các gì khác so với ngôi nhà ở của chúng ta, chúng chỉ khác là rộng hơn và xa xỉ hơn mà thôi, nhìn ở góc độ khác nó còn nhỏ hơn cái máy ipad thời nay nữa.
Buổi thăm quan dinh thự Thống nhất đọng lại trong tôi vài hình ảnh muốn chia sẻ cùng bạn: tầng II bạn có thể chiêm ngưỡng cặp ngà voi to và đẹp nhất Việt Nam, nó tượng trưng cho quyền lực của vị lãnh đạo. Tầng III bạn sẽ cảm nhận không gian sống xa hoa của vị đứng đầu đất nước thời bấy giờ như phòng xem phim, phòng ăn, phòng tiếp khách, phòng giải trí.... nếu là tôi chắn chắn sẽ không ở đây vì từ phòng ngủ riêng đến phòng vệ sinh đi cả 300m. cũng nơi đây bạn nhìn xuống con đường Lê Duẩn nơi đoàn đua xe đạp chọn về đích trong dịp lễ 30/4 hàng năm thật đẹp, các con đường giao nhau trước cổng dinh thự như một ngôi sao năm cánh. Bạn lên đến tầng IV là sân thượng, bạn sẽ tận mắt nhìn thấy vị trí hai trái bom mà anh Nguyễn Thành Trung thả trúng vào năm xưa, một chiếc trực thăn đang đậu trên nóc sân thượng, một sân thượng không có ở bất kì ngôi nhà nào ở Việt Nam.
Từ đây có lối đi dẫn bạn xuống tầng hầm, âm u, tối om, được đúc bằng khối bê tông, bạn được cảm nhận sự kiên cố vĩ đại mà vị kiến trúc sư tài ba đã thiết kế an toàn trong mọi trường hợp.
Tuy nhiên, nếu bạn yêu mến động vật hoang dã, bạn không nên ghép thăm tầng III nơi gia đình họ ở, nơi đây bạn sẽ thấy sự kinh hoàng của cái khoái cảm của vị tổng thống như dụng cụ săn bắn thú rừng, xác động vật đã thuộc như hổ, chân voi, sừng nai, hưu,... Mỗi nơi bạn đến đều được chụp những tấm hình lưu niệm, nhưng bạn nhớ không được sờ lên hiện vật. Từ tầng hầm có lối thoát ra sân sau khu dinh thự là cả một khu vườn rộng lớn đến 10 heta.
Thành phố, quê hương nơi bạn sống có thể có những công trình lớn và nguy nga nhưng chỉ có nơi đây mới có dinh thự phủ tổng thống Việt Nam đầu tiên và duy nhất. Bạn không thể bỏ qua nếu có dịp đến thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm Lê Gia Anh
Lớp 6/3 - THCS Bạch Đằng
Q.3 - Tp.HCM.
phamlegiaanh@gmail.com
xem thêm hình ảnh >>

Đề 5: Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong việc giúp đỡ bạn bè mà em biết.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét