GÓC HỌC TẬP LỚP 7

Trang

Trang

Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

Lịch sử ôn tập P1: B1 - B9

" Lịch sử là thầy dạy cuộc sống."
: câu hỏi bắt buộc học.
: câu hỏi tham khảo.

Bài 1
Câu 1- 1. Lịch sử là gì?
- Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ.
- Lịch sử còn có nghĩa là khoa khoa học tìm hiểu và dựng lại toàn bộ những hoạt động của con người và xã hội loài người trong quá khứ.
Lịch sử(sự thật - thời gian) là môn khoa học nghiên cứu những sự kiện diễn ra trong quá khứ theo thời gian.
( Nói lịch sử là sự thật theo thời gian.)
Tiểu sử: sự thật về một con người.
Bệnh sử: bệnh trong quá khứ.
Sử gia: người nghiên cứu lịch sử.
Câu 1- 2. Học lịch sử giúp em hiểu những gì?
Trà lời:
" Càng tìm sâu về quá khứ, càng thấu hiểu thương lai."
- Giúp hiểu cội nguồn của tổ tiên.
- Biết quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha ta.
- Biết quá trình đấu tranh chống thiên nhiên và chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
- Biết ơn những người đã làm nên lịch sử cũng như phải biết mình làm gì cho đất nước sau này.
- Hiểu quá trình phát triển của dân tộc.
- Nhìn nhận được sự phát triển xã hội sau này.
Câu 1- 3. Để tính Âm lịch người ta dựa vào cái gì?
- Cách tính thời gian theo âm lịch là dựa vào chu kì quay của Mặt trăng xung quang Mặt trời.
- Theo Âm lịch, một năm c01 360 ngày, chia thành 12 tháng.
- Âm lịch giúp cho tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp, trong sinh hoạt được dễ dàng.
Bài 2
Câu 2 - 1.


Bài 3
Câu 3 - 1   Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã.
Xã hội nguyên thủy tan rã  vì:
- Khoảng 4 000 năm TCN, con người phát hiện ra kim loại và dùng kim loại làm công cụ lao động.
- Nhờ công cụ bằng kim loại, con người có thể khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt,... sản phẩm làm ra nhiều, xuất hiện của cải dư thừa.
- Một số người chiếm hữu của dư thừa, trở nên giàu có... xã hội phân rã hóa thành kẻ giàu nghèo. Xã hội nguyên thủy dần dần tan rã.
Câu 3 - 2. Sơn đồ xã hội nguyên thủy tan rã.

Câu 3 - 2 So sánh người nguyên thủy và người tinh khôn.

 Nội dung
 Người tối cổ
 Người tinh khôn
i) Nguồn gốc
ii) Thời gian xuất hiện
iii) Xã hội
iv) Đời  sống
v) Công nghệ
- Từ người vượn cổ
- 3- 4 triệu năm trước
- Sống theo bầy đàn.
- Hái lượm, săn bắn.
- Thô sơ, dùng cành cây, đá
- Từ người tối cổ
- 4 vạn năm trước
- Sống theo nhóm, họ hàng.
- Trồng trọt, chăn nuôi.
- Chế tạo công cụ, đồ gốm.




Bài 4
Các quốc gia cổ đại phương Đông đã hình thành ở đâu và từ bao giờ.

Câu 4 - 1 Hãy kể tên các quốc gia cổ đại phương đông.
Các quốc gia cổ đại phương Đông bao gồm:
- Ai cập
- Lưỡng Hà
- Ấn Độ
- Trung Quốc.
Câu 4 - 2 Các quốc gia cổ đại phương Đông đã hình thành ở đâu và từ bao giờ.
* Nơi hình thành: chủ yếu ở lưu vực những dòng sông lớn.
* Thời gian: từ cuối thiên niên kỷ IV đến đầu thiên niên kỷ III trước công nguyên.
*  Kinh tế: nghề nông trồng lúa nước.
Câu 4 - 3 Vì sao các quốc gia cổ đại đều được hình thành trên lưu vực những dòng sông lớn?
Đất ven sông là đất phù sa màu mỡ, mềm, xốp, dễ canh tác, cho năng xuất cao, nước tưới đầy đủ quanh năm, thuận lợi cho việc trồng trọt, phát triển sản xuất, đảm bảo cuộc sống.

Câu 4 - 4 Nền sx ở các quốc gia cổ đại phương đông phát triển ntn?
- Nghề nông trồng lúa ngày càng phát triển và trở thành ngành kinh tế chính.
- Người ta biết làm thủy lợi, đắp đê ngăn lũ, đào kênh, máng dẫn nước vào ruộng. Ngoài ra, người ta còn biết làm các nghề thủ công như luyện đúc đồng, làm đồ gốm, đóng thuyền, làm nhà cửa.

Xã hội cổ đại phương Đông bao gồm những tầng lớp nào?

Câu 4 - 5 Ở các quốc gia cổ đại phương Đông, bộ phận dân cư đông đảo nhất và có vai trò to lớn trong sx là bộ phận nào?

Ở các nước phương Đông, cư dân chủ yếu làm nghề nông. Vì vậy, bộ phận đông đảo nhất có vai trò lớn trong sản xuất là nông dân. Họ nhận ruộng đất ở công xã để cày cấy và phải nộng một phần thu hoạch của mình cho quí tộc, ngoài ra họ còn đi lao dịch không công cho bọn quí tộc.

Câu 4 - 6 Xã hội phương Đông cổ đại bao gồm những tầng lớp nào ? địa vị của họ ntn?
Trả lời:
* Các quốc gia cổ đại phương Đông gồm các tầng lớp:
- Quí tộc
- Nông dân công xã
- Nô lệ.
* Địa vị:
-  Quí tộc; Vua, quí tộc là tầng lớp trên, nắm mọi quyền hành trong xã hội, họ sống chủ yếu bóc lột nông dân và nô lệ.
- Nông dân công xã: chiếm đa số dân cư và là lực lượng san xuất chính.
- Nô lệ: chủ yếu phục vụ gia đình quí tộc, thân phận không khác mấy so với con vật.

Câu 4 - 7 Nêu nội dung điều luật 42 Ham-mu-ra-bi.
Câu 4 - 8 Nêu nội dung điều luật 43 Ham-mu-ra-bi.
Câu 4 - 9 Theo em người cày thuê ruộng phải làm việc như?
Luật Ham-mu-ra-bi cho thấy nhà nước quan tâm và khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, buộc người nông dân tích cực cày cấy mà không được bỏ hoang, nếu người nào bỏ ruộng hoang thì không những vẫn phải nộp thuế( bằng mức thuế của người cày ruộng bên cạnh), mà cón phải cày bừa ruộng cho bằng phẳng rồi mới được trả lại cho chủ ruộng.
Câu 4 - 10 So sánh địa vị và thân phận người nông dân công xã và nô lệ.
Nhà nước chuyên chế cổ đại phương đông
Câu 4 - 11 Sơ đồ nhà nước cổ đại phương Đông.
VUA

|

QUÝ TỘC

|

NÔNG DÂN CÔNG XÃ

|

NÔ LỆ
Câu 4 - 12. Ở các nước cổ đại phương Đông, nhà vua có những quyền hành gì?
Ở các nước cổ đại phương Đông, do vua đứng đầu, có quyền hành cao nhất. Vua tự đặt ra pháp luật, chỉ huy quân đội đến xét xử người có tội.
Vua còn được là người đại diện thần thánh.

Bài 5
CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY
Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây
Câu 5 - 1 Nhìn trên bản đồ thế giới, em hãy giới thiệu tên, vị trí địa lí, thời gian hình thành của các quốc gia cổ đại phương Tây.
Trả lời:
Nhìn bả đồ thế giới, ta sẽ thấy ở miền Nam Âu có hai bán đảo nhỏ vươn dài ra Địa Trung Hải.
* Tên quốc gia: Hy Lạp và Rô-ma.
* Vị trí: đó là các bán đảo Ban-căng và I-ta-li-a.
* Thời gian: nơi đây vào khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN, đã hình thành hai quốc gia Hi Lạp và Rô-ma.
* Nền kinh tế: thủ công nghiệp; thương nghiệp( đặc biệt là ngoại thương).
Câu 5 - 2. Xã hội cổ đại Hi Lạp, Rô-ma gồm những gia cấp nào?
* Gồm 2 giai cấp: chủ nô và nô lệ.
* Chủ nô: xem nô lệ như một công cụ biết nói.
- Chủ nô nắm mọi quyền hành.
* Nô lệ: nô lệ bị chủ nô bóc lột một cách tàn nhẫn.

Câu 5 - 3. Em hiểu thế nào là xã hội chiếm hữu nô lệ?
* Nô lệ là lực lượng lao động chính trong xã hội. Mọi của cải đều do sức lao động của nô lệ mà có.
* Chủ nô nắm mọi quyền hành chính trị. Chủ nô chỉ hoạt động chinh1 trị hoặc hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
* Nhà nước: gồm nhiều bộ phận do dân tự do hay quí tộc bầu ra và làm việc theo thời hạn, giải quyết mọi công việc trong nước và các cuộc chiến tranh.
Câu 5 - 4 Hãy nêu điều kiện thuận lợi của Hi Lạp và Rô-ma. Có những thuận lợi và khó khăn gì?
* Thuận lợi:
- Có biển bao bọc, bờ biển khúc khuỷu tạo ra nhiều vịnh.
- Nhiều hải cảng tự nhiên, an toàn và thuận lợi cho tàu  thuyền đi lại.
- Cóng nhiều đảo lớn nhỏ nằm rải rác, tạo hành lang cầu nối giữa các lục địa với các đảo và vùng tiểu Á tạo điều kiện cho ngành thương nghiệp phát triển.
* Khó khăn:
- Địa hình đồi núi và hiểm trở, đi lại khó khăn. Vừa ít đất trồng trọt lạ đất đồi, đá.
- Thuận lợi cho việc trồng cây lưu liên như nho, cam, chanh, o6liu,...
Câu 5 - 5 So với các quốc gia cổ đại phương Đông thì các quốc gia cổ đại phương Tây xuất hiện như thế nào?
Câu 5 - 6 Nền tảng kinh tế chính của các quốc gia cổ đại phương Tây là gì?
Xã hội cổ đại Hi Lạp và Rô - ma
Câu 5 - 7 Sự phát triển của thủ công và thương nghiệp đã có ảnh hưởng ntn đến cơ cấu xã hội các nước phương Tây cổ đại ?
Câu 5 - 8Trong xh cổ đại Hi Lạp và Rô-ma, thân phận của người nô lệ ntn ?
Câu 5 - 9 Em hãy so sánh địa vị của người nô lệ ở các nước cổ đại phương Đông và phương Tây ?


Câu 6
So sánh sự khác nhau của các quốc gia cổ đại phương đông và quốc gia cổ đại phương Tây về địa điểm hình thành, nền kinh tế ?


Nội dung
Phương Đông
Phương Tây
Địa điểm hình thành
Trên lưu vực các con sông lớn
Trên các bán đảo Ban- căng và Ita lia
Nền kinh tế chính
Nông nghiệp trồng lúa nước
Thủ công nghiệp và thương nghiệp(đặc biệt là ngoại thương).

Bài 9: Tổ chức xã hội
Đời sống vật chất
Câu 9 - 1
Trình bày những nét chính trong đời sống vật chất và tổ chức xã hội của người nguyên thủy trên đất nước ta ( thời Hòa Bình - Bắc Sơn - Hạ Long) ?
* Đời sống vật chất:
- Người tinh không thường xuyên cải tiến và đạt được những bước tiến về chế tác công cụ.
Từ thời sơn vi, con người đã biết ghè đẽo các hòn cuội thành rìu;Đến thời Hòa Bình - Bắc Sơn họ đã biết dùng các loại đá khác nhau để mài thành các loại công cụ như rìu, chày,...
- Họ còn biết dùng tre, gỗ, xương, sừng làm công cụ và biết làm đồ gốm; biết reo62ng trọt( rau, dậu, bí, bầu,...) và chăn nuôi.
* Tổ chức xã hội:
- Người tinh khôn sống thành từng nhóm ở trong hang động, những vùng thuận tiện, thường định cư lâu dài ở một số nơi( Hòa Bình- Bắc Sơn).
- Do công cụ sản xuất tiến bộ, sản xuất phát triển nên đời sống không ngừng được nâng cao, dân số tăng, dần dần hình thành các mối quan hệ xã hội( Chế độ thị tộc mẫu hệ).

Câu 9 - 2. Việc phát hiện trong nhiều hang động ở hòa Bình - Bắc Sơn những lớp vỏ ốc dày 3 - 4m chứa nhiều công cụ, xương thú chứng tỏ điều gì ?
Trả lời:
Điều đó chứng tỏ người nguyên thủy đã biết sống thành từng nhóm ở những vùng thuận tiện, định cư lâu dài ở một nơi.
Câu 9 - 3. Em hãy cho biết tổ chức xã hội người Việt cổ ?
Trả lời:
Thời kỳ này người nguyên thủy sống thành từng nhóm, định cư lâu dài ở một nơi, số người này càng tăng lên bao gồm già, trẻ, gái , trai.
Những người cùng huyết thống( cùng dòng máu, họ hàng) sống chung với nhau và tôn người mẹ lớn tuổi nhất lên làm chủ.
Đó là chế độ thị tộc mẫu hệ.
Câu 9 - 4. Chế độ thị tộc mẫu hệ là gì?
Trả lời:
Chế độ thị tộc mẫu hệ là những người cùng chung huyết thống chung sống với nhau và tôn người mẹ lớn tuổi nhất lên làm chủ.
Đáp án


0 nhận xét:

Đăng nhận xét