Các cơ quan của thực vật đều được cấu tạo bằng tế bào. Hình dạng, kích thước của các tế bào thực vật khác nhau, nhưng chúng đều gồm các thành phần sau:
1. Vách tế bào: làm cho tế bào có hình dạng nhất định, bảo vệ tế bào.
2. Màng sinh chất: bao bọc ngoài tế bào chất.
3. Chất tế bào: là chất keo lỏng, trong chứa các bào quan như lục lạp(chứa chất diệp lục ở tế bào thịt lá) ...
4. Nhân: thường chỉ có một nhân, cấu tạo phức tạp, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
5. Không bào: chứa chất dịch tế bào.
6. Lục lạp: chứa chất dịệp lục ở tế bào thịt lá, , giúp cây tham gia quá trình quang hợp.
Câu 5-2. Tế bào của những bộ phận nào của cây có khả năng phân chia? Quá trình phân bào diễn ra như thế nào?
- Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia.
- Quá trình phân bào:
+ Đầu tiên từ 1 nhân hình thành hai nhân, tách xa nhau.
+ Sau đó chất tế bào được phân chia.
+ Vách tế bào hình thành ngăn tế bào cũ thành hai tế bào con.
Câu 9 - 1. Rễ gồm mấy miền? chức năng của mỗi miền.
- Rễ gồm bốn miền.
- Miền trưởng thành: có chức năng dẫn truyền.
Miền hút: hấp thụ nước và muối khoáng.
Miền sinh trưởng: Giúp rễ dài ra.
Miền chóp: che chở cho đầu rễ.
Câu 11 - 1. Có thể làm những thí nghiệm nào để chứng minh cây cần nước và muối khoáng?
A.Thí nghiệm cây cần nước:
B1. Chuẩn bị 2 chậu A và B như nhau.
B2. Trồng 2 cây cải như nhau vào A và B.
B3. Tưới cây như nhau đến khi bén rễ.
B4. Chỉ tưới cây chậu A, không tưới chậu B.
B5. Quan sát thấy cây cải ở chậu A tươi tốt, cây chậu B héo dần và chết.
B. Thí nghiệm cây cần muối khoáng:
B1. chuẩn bị chậu A đủ các muối khoáng hòa tan: muối đạm, muối lân, muối kali,...
Chậu B thiếu muối đạm.
B2 quan sát:
Một thời gian sau thấy cây trong chậu A tươi tốt và phát triển.
Cây chậu B không phát triển.
Câu 12-1
Kể tên những loại rễ biến dạng và chức năng của chúng.
* Kể tên các loại rễ:
- Rễ củ hay còn gọi rễ quả
- Rễ móc còn gọi rễ bám
- Rễ hô hấp còn gọi rễ thở
- Giác mút
* Chức năng:
- Rễ củ chứa chất dự trữ dinh dưỡng dùng cho cây lúc ra hoa.
- Rễ móc bám vào trụ, giúp cây leo lên.
- Rễ thở giúp cây hô hấp trong không khí.
- Giác mút lấy thức ăn từ cây chủ.
Lát cắt ngang qua miền hút của rễ cây
1. Lông hút
2. Biểu bì
3. Thịt vỏ
4. Mạch rây
5.Mạch gỗ
6. Ruột.
- Rễ móc bám vào trụ, giúp cây leo lên.
- Rễ thở giúp cây hô hấp trong không khí.
- Giác mút lấy thức ăn từ cây chủ.
Lát cắt ngang qua miền hút của rễ cây
1. Lông hút
2. Biểu bì
3. Thịt vỏ
4. Mạch rây
5.Mạch gỗ
6. Ruột.
Câu 12 - 2.
Tại sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi chúng ra hoa?
Củ là phần rễ phình to chứa chất dự trữ để cây dùng lúc ra hoa, tạo quả. Vì vậy người ta nên thu hoạch củ trước lúc ra hoa để thu hoạch được nhiều chất dự trữ trong củ. Nếu thu hoạch chậm chất dự trữ trong củ kém hơn lúc trước ra hoa.Câu 13 - 1. Có mấy loại thân cây? kể một số cây có những loại thân đó.
- Có ba loại thân chính:
* Thân đứng:
+ Thân gỗ: cứng, cao, có cành. VD: cây bàng, cây phượng.
+ Thân cột: cứng, cao, không cành. VD: cây dừa, cây cau.
+ Thân cỏ: mềm, yếu,có cành. VD: cỏ mần, lúa.
* Thân leo:
+ Leo bằng thân. VD: cây đậu ván, cây mồng tơi.
+ Leo bằng tua cuốn. VD: cây đậu hà lan, cây mướp.
* Thân bò: mềm, yếu, bò lan sát đất. VD: cây bí đỏ, dưa hấu.
Câu 13- 2. So sánh cấu tạo trong của thân non và rễ.
Giống nhau: đều có vỏ, trụ giữa, bó mạch, ruột, biểu bì và thịt vỏ.
Khác nhau:
- Thân non: mạch gỗ và mạch ray xếp chồng lên nhau.
- Rễ: có lông hút, mạch gỗ và mạch rây xếp xếp xen kẽ nhau.
Câu 13 - 3. Kể tên một số loại thân biến dạng, chức năng của chúng đối với cây.
- Thân củ: chứa chất dự trữ cho cây. VD: khoai tây, xu hào.
- Thân rễ: chứa chất dự trữ cho cây. VD: gừng, dong ta.
- Thân mọng nước: thường thấy ở các nơi khô hạn. VD: cây xương rồng ba cạnh, cây cành giao
Câu 13 - 4. Cây xương rồng có những đặc điểm nào thích nghi với môi trường sống khô hạn.
- Cây xương rồng thường sống nơi khô nên thân của chúng dự trữ nước, đó là thân mọng nước.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét