GÓC HỌC TẬP LỚP 7

Trang

Trang

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

Thầy bói xem voi


 Nhân buổi ế hàng, năm ông thầy bói mù chuyện gẫu với nhau. Thầy nào cũng phàn nàn không biết hình thù con voi nó thế nào. Chợt nghe người ta nói có voi đi qua, năm người chung nhau tiền biếu người quản tượng xin cho con voi đứng lại để cùng xem.Thầy sờ vòi, thầy sờ ngà, thầy sờ tai, thầy sờ chân, thầy thì sờ đuôi.
    Ðoạn năm thầy ngồi lại bàn tán với nhau.
    Thầy sờ vòi bảo:
    - Tưởng con voi nó thế nào, hóa ra nó sun sun  như con đỉa.
    Thầy sờ ngà bảo:
    - Không phải, nó chần chẫn như cái đòn càn.
    Thầy sờ tai bảo:
    - Ðâu có! Nó to bè bè như cái quạt thóc.
    Thầy sờ chân cãi lại:
    - Ai bảo? Nó sừng sững như cái cột đình.
    Thầy sờ đuôi lại nói:
    - Các thầy nói không đúng cả. Chính nó tun tủn như cái chổi sể cùn.

    Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toác  đầu, chảy máu.
Câu hỏi liên quan thi:
1. Câu nói " thầy bói xem voi" trên có thể dùng câu nào thay thế?
=> có thể dùng câu:  ăn ốc nói mò.
2. Câu hỏi thi:
Bàn luận:
1. Nói phải hay nói trái.
Việc các thầy bói xem xét và mô tả con voi giống như người ta nói phải hay trái, tùy theo cách nhìn, vị trí quan sát hay thái độ đánh giá sự việc mà đưa ra quan điểm của mình nghĩa là điều họ nhận định không phải là sai mà cốt lõi là họ chỉ nhìn được có thế thôi.
Mặt khác người nghe cũng vậy, những thông tin ta nhận được cần phải dùng kiến thức, đạo lý của mình mà xử lí kẻo cũng giống như các thầy bói.
2. Phát triển kĩ năng cảm giác sờ:
Kiến thức cảm nhận :
- 70% qua nhìn.
- 30% còn lại qua:
+ Thính giác
+ Cảm giác
+ Suy đoán,...
Câu chuyện cũng phản ảnh cảm nhận sờ là cổng tiếp nhận kiến thức, chúng ta cần phát huy hết tác dụng cảm giác sờ được từ đôi bàn tay. Con người hiện nay phó thác quá nhiều vào đôi mắt, có thể là quá tải đối với đôi mắt.
3. Có mắt như mù hay có mắt không tròng.
Dụ ngôn trên cũng phần nào phản ảnh con người có đôi mắt chỉ biết nhìn, chưa có cảm nhận thực tế như sờ, ngửi, nghe,...
Người ta có  câu:
Trăm nghe không bằng một thấy,
Trăm thấy không bằng một sờ,
Trăm sờ không bằng một thử,
Trăm thử không bằng một thật,
Trăm thật không bằng chịu trách nhiệm,
Trăm trách nhiệm không bằng một thất bại.
4. Văn bản hay văng tục !
* Đây tuy là câu truyện hài, ngụ ngôn nhưng trong khuân khổ sách giáo khoa, người soạn cần phải tránh những từ ngữ kém văn hóa như: ẩu đả, xô xát,... trong văn bản. Có những chuyện chúng ta không thể phơi bày tùy tiện nơi công cộng.
* Nơi SGK là nơi giáo dục và hình thành nhân cách của những con người đang trưởng thành.
Có thể sửa:
Nhân buổi ế hàng => Nhân lúc vắng khách. ( hàng là cách nói lóng của người kém văn hóa).
 *  Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, thành ra xô xát, đánh nhau toác  đầu, chảy máu.
=>  Năm thầy, thầy nào cũng cho mình nói đúng, không ai chịu ai, lời qua tiếng lại mất cả tình đoàn kết với nhau.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét