GÓC HỌC TẬP LỚP 7

Trang

Trang

Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Ngữ văn 6 - Danh từ

BÀI 8 DANH TỪ
Định nghĩa;
* Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,...
* Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước, các từ này, ấy, đó, ... ở phía sau và một số từ ngữ khác để thành lập cụm danh từ.
* Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ  đứng trước.
DANH TỪ


I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Đặc điểm của danh từ
a) Hãy xác định danh từ trong cụm danh từ in đậm dưới đây:
Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con ...
                                                                                         (Em bé thông minh)
- Danh từ trong cụm từ in đậm là: Con trâu.
b) Xung quanh danh từ trong cụm danh từ nói trên có những từ nào?
Gợi ý:
- Trong cụm danh từ đã nêu, đứng trước danh từ trung tâm là từ “ba” (một số từ, có tác dụng chỉ số lượng), đứng sau danh từ trung tâm là từ “ấy” (phụ từ chỉ định, có tác dụng giúp xác định rõ sự vật, hiện tượng được gọi tên).
c) Tìm các danh từ khác trong câu đã dẫn.
Gợi ý: có thể tìm và sắp xếp các danh từ theo nhóm chỉ người và chỉ vật.
- Danh từ chỉ người như: vua.
- Danh từ chỉ vật như: làng, thúng, con, gạo, trâu.
d) Từ những ví dụ trên, có thể rút ra kết luận, danh từ là những từ thường dùng để chỉ người, chỉ vật, hiện tượng, khái niệm,…
e) Đặt câu với các danh từ vừa tìm được.
Ví dụ: + Nhà vua trực tiếp ban thưởng cho những tướng lĩnh có công.
           + Ngôi làng nằm sát mép bờ sông.          
2. Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật
Xem xét ví dụ sau để nắm được đặc điểm của danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật:
- ba con trâu
- một viên quan
- ba thúng gạo
- sáu tạ thóc
a) Có thể chia các danh từ đứng cạnh nhau thành hai nhóm: nhóm danh từ đứng trước chỉ đơn vị và nhóm danh từ đứng sau chỉ sự vật.
b) Hãy thay các từ conviênthúngtạ trong ví dụ trên bằng các từ khác tương tự, rồi nhận xét về ý nghĩa tính đếm, đo lường của các cụm danh từ. Trường hợp nào ý nghĩa tính đếm, đo lường thay đổi, trường hợp nào không?
Gợi ý:
- Thay con bằng chú, thay viên bằng ông, thay thúng bằng , thay tạ bằng yến.
- Thay ba con trâu bằng ba chú trâumột viên quan bằng một ông quan thì ý nghĩa về số lượng không thay đổi.
- Thay ba thúng gạo bằng ba bơ gạosáu tạ thóc bằng sáu yến thóc thì ý nghĩa về số lượng thay đổi.
- Các danh từ kiểu conviênchúông - không làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường của cụm danh từ - được gọi là danh từ chỉ đơn vị tự nhiên. Các danh từ kiểu thúngtạyến - có làm thay đổi ý nghĩa về tính đếm, đo lường - được gọi là danh từ chỉ đơn vị quy ước.
c) Hai câu sau đây, câu nào đúng, câu nào sai? Vì sao?
(1) Nhà có ba thúng gạo rất đầy.
(2) Nhà có sáu tạ thóc rất nặng.
Gợi ý:
- Câu (1) đúng, câu (2) sai.
- Câu (2) sai, vì: "tạ" là đơn vị cân đong quy ước, chính xác nên không thể dùng với ý nghĩa đánh giá (rất nặng) được. Còn "thúng" là từ chỉ đơn vị tính đếm ước chừng thì có thể dùng với ý nghĩa đánh giá (đầy) được.
d) Danh từ tiếng Việt được chia thành hai loại lớn: danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật. Khi sử dụng danh từ chỉ đơn vị cần lưu ý điều gì?
Gợi ý:
- Danh từ chỉ đơn vị gồm hai nhóm: danh chỉ đơn vị tự nhiên và danh từ chỉ đơn vị quy ước.
- Khi sử dụng danh từ chỉ đơn vị quy ước cần chú ý phân biệt danh từ chỉ đơn vị chính xác và danh từ chỉ đơn vị ước chừng. Danh từ chỉ đơn vị tính đếm, đo lường chính xác thì không dùng với ý nghĩa đánh giá.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Hãy liệt kê một số danh từ chỉ sự vật mà em biết. Đặt câu với một trong các danh từ ấy. Ví dụ: xe máy, sách, bút, bàn, bảng,...
(Quyển sách này rất hay.)
2. Liệt kê các danh từ chỉ đơn vị tự nhiên và đặt câu với một trong các danh từ ấy:
a) Chuyên đứng trước danh từ chỉ người, ví dụ: ông, vị, cô, ...
b) Chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật, ví dụ: cái, bức, tấm, ...
Gợi ý:
- Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên chuyên đứng trước danh từ chỉ người: viên, ngài, cu, bé,... (Năm nay bé An nhà tôi lên ba tuổi.)
- Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên chuyên đứng trước danh từ chỉ đồ vật: chiếc, quyển, quả,... (Chiếc bút máy của em viết rất tốt.)
3. Liệt kê các danh từ theo yêu cầu sau và đặt câu với một trong các danh từ ấy:
a) Chỉ đơn vị quy ước chính xác, ví dụ: mét, lít, ki-lô-gam, ...
b) Chỉ đơn vị quy ước ước chừng, ví dụ: nắm, mớ, đàn, ...
Gợi ý:
- Danh từ chỉ đơn vị quy ước chính xác: ki-lô-mét, yến, lạng,... (Nhà tôi cách trường hai ki-lô-mét.)
- Danh từ chỉ đơn vị quy ước ước chừng: vốc, nhúm, khoảnh,... (Bà tôi trồng rau cải ở khoảnh vườn sau nhà.)
4. Tìm các danh từ và phân loại thành nhóm danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật trong đoạn văn sau:
Người ta kể lại rằng, ngày xưa có một em bé rất thông minh tên là Mã Lương. Em thích học vẽ từ nhỏ. Cha mẹ em đều mất sớm. Em chặt củi, cắt cỏ, kiếm ăn qua ngày, nhưng vẫn nghèo đến nỗi không có tiền mua bút. [...] Em dốc lòng học vẽ, hằng ngày chăm chỉ luyện tập. Khi kiếm củi trên núi, em lấy que củi vạch xuống đất, vẽ những con chim đang bay trên đỉnh đầu. Lúc cắt cỏ ven sông, em nhúng tay xuống nước rồi vẽ tôm cá trên đá. Khi về nhà, em vẽ các đồ đạc trong nhà lên tường, bốn bức tường dày đặc các hình vẽ.
(Cây bút thần)
Gợi ý:
- Các danh từ chỉ đơn vị: em, que, con, bức,...

- Các danh từ chỉ sự vật: Mã Lương, cha mẹ, bút, núi, củi, đất, cỏ, sông,...
DANH TỪ (TIẾP THEO)

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Danh từ chung và danh từ riêng
a) Danh từ chỉ sự vật gồm danh từ chung và danh từ riêng. Danh từ chung là tên gọi một loại sự vật. Danh từ riêng là tên riêng của từng người, từng vật, từng địa phương, ...
b) Hãy điền các danh từ có trong câu sau vào bảng phân loại:
Vua nhớ công ơn tráng sĩ, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở làng Gióng, nay thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội.
(Theo Thánh Gióng)
Bảng phân loại
Danh từ chung

Danh từ riêng

Gợi ý: Dựa vào những kiến thức đã được học ở Tiểu học và gợi dẫn ở mục (a) để xác định loại danh từ chỉ sự vật. Danh từ chung như: vua, tráng sĩ,... Danh từ riêng như: Phù Đổng Thiên Vương, Gióng,...
2. Các danh từ riêng trong câu trên đã được viết hoa như thế nào?
Gợi ý: Danh từ riêng viết hoa, danh từ chung nếu đứng đầu câu thì viết hoa (Vua).
3. Với mỗi quy tắc viết hoa sau đây, hãy cho 3 ví dụ minh hoạ:
- Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam: Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Nguyễn Tất Thành,... (Nguyễn Trãi là nhà thơ, đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới.); Hà Nội, Hải Phòng, Tản Viên,... (Một người ở vùng núi Tản Viên có tài lạ: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi.)
- Quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài: Mao Trạch Đông, Ken-nơ-đi, Bắc Kinh, Mát-xcơ-va,...
- Quy tắc viết hoa tên các cơ quan, tổ chức, các danh hiệu, giải thưởng, huân chương,...:Trường Trung học cơ sở Hai Bà TrưngBáo Hoa học tròBà mẹ Việt Nam anh hùng,...
4. Em hãy tự rút ra quy tắc viết hoa (xem lại phần Ghi nhớ)

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Gạch một gạch dưới danh từ chung, hai gạch dưới danh từ riêng trong câu sau đây:
Ngày xưa, ở miền đất Lạc Việt, cứ như bây giờ là Bắc Bộ nước ta, có một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, tên là Lạc Long Quân.
(Con Rồng cháu Tiên)
Gợi ý:
- Các danh từ chung như: đấtnướcthần,...
- Danh từ riêng như: Lạc Việt, Long Nữ,...
2. Các từ viết hoa trong câu sau đây đúng hay sai? Vì sao?
a) Chim, Mây, Nước và Hoa đều cho rằng tiếng hót kì diệu của Hoạ Mi đã làm cho tất cả bừng tỉnh giấc.
(Võ Quảng)
b) Nàng Út bẽn lẽn dâng lên Vua mâm bánh nhỏ.
(Nàng Út làm bánh ót)
c) [...] Khi ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy.
(Thánh Gióng)
Gợi ý:
- Câu (a): Các danh từ Chim, Mây, Nước, Hoa, Hoạ Mi viết hoa là đúng, vì đây là các danh từ riêng. Thông thường, các từ này là danh từ chung. Ở đây ChimMâyNướcHoaHoạ Mi là tên của các nhân vật cụ thể nên được xem như danh từ riêng.
- Câu (b): út là tên riêng nên viết hoa; vua là danh từ chung, viết hoa là sai.
- Câu (c): Ngựa là danh từ chung, không viết hoa; Cháy là tên làng - danh từ riêng, viết hoa là đúng.
3. Chép lại đoạn thơ sau đây và điều chỉnh cách viết hoa các danh từ cho đúng:
Ai đi Nam bộ
Tiền giang, hậu giang
Ai vô thành phố Hồ chí Minh
rực rỡ tên vàng.
Ai về thăm bưng biền đồng tháp
Việt bắc miền Nam, mồ ma giặc pháp
Nơi chôn rau cắt rốn của ta!
Ai đi Nam - Ngãi, Bình - Phú, Khánh hoà
Ai vô phan rang, phan thiết
Ai lên tây nguyên, công tum, đắc lắc
Khu Năm dằng dặc khúc ruột miền trung
Ai về với quê hương ta tha thiết
Sông hương, bến hải, cửa Tùng...
Ai vô đó với đồng bào, đồng chí
Nói với Nửa - Việt nam yêu quý
Rằng nước ta là của chúng ta
Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà!
(Tố Hữu)
Gợi ý: Các từ chỉ tên người, tên địa danh phải viết hoa tất cả chữ cái đầu của mỗi tiếng (Nam Bộ, Tiền Giang, Hậu Giang, Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Việt Bắc, Pháp, Khánh Hoà, Phan Rang, Phan Thiết, Tây Nguyên, Công Tum, Đắc Lắc, (miền) Trung, (sông) Hương, Bến Hải, Cửa Tùng, Việt Nam); viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành cụm từ (Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét