GÓC HỌC TẬP LỚP 7

Trang

Trang

Thứ Hai, 19 tháng 8, 2013

Thánh Gióng

Kết quả cần đạt:
- Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện Thánh Gióng.
- Kể lại được truyện Thánh Gióng.
- Từ mượn - cách sử dụng.
- Văn tự sự.
- Chú ý ! Đây không phải bài học lịch sử, mà là Ngữ văn, bạn cần tìm hiểu cách dùng từ mượn, cách viết văn tự sự.


VĂN BẢN
Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có liên kết, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.(SGK)
Wikipedia
Văn bản là hình thức thể hiện và truyền đạt bằng ngôn ngữ viết trên các chất liệu chuyên môn, ý chí của một cá nhân hay tổ chức, tới các cá nhân hay các tổ chức khác nhằm mục đích thông báo hay đòi hỏi đối tượng tiếp nhận phải thực hiên một hành vi nhất định đáp ứng nhu cầu của người soạn thảo. 
Giao tiếp  là hoạt động truyền đạt, tiếp nhận tư tưởng, tình cảm bằng phương tiện ngôn ngữ.
Tự sự là kiểu văn bản trình bày diễn biến sự việc.
Từ mượn: là từ tiếng Việt chưa có hoặc chưa được thống nhất.

LUYỆN TẬP:
Dùng những kiến thức mà em biết qua phim ảnh, nghe kể, đọc sách,... Hãy viết một văn bản truyền thuyết Thánh Gióng:
- Theo lối văn tự sự.
- Dùng 10 từ  mượn.
- Tính thuyết phục người đọc.
- Tính chính xác về thời gian.
- Tính logic về nội dung.
THÁNH GIÓNG
( Truyền thuyết)
 
Truyền thuyết kể rằng, vào đời Hùng Vương thứ 6, Vua Trời biết trước được lòng nham hiểm của giặc Ân sang xâm phạm bờ cõi nước ta bèn sai  Gióng xuống đầu thai để dẹp quân giặc bảo vệ dân lành.
Ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và giúp đỡ những người xung quanh âm thầm tạo phước để hy vọng lòng trời thương ban tặng cho đứa con nối dõi.
Hai ông bà ao ước đến tuổi già nhưng vẫn chưa có con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân to, bà đặt chân của mình vào ướm thử xem chân của ai mà to thế ! Không ngờ đèn trời soi sáng về đến nhà bà thụ thai và mãi đến cả năm sau mới sinh được cậu con trai, mặt mũi khôi ngô, tuấn tú. Hai vợ chồng lão già mừng lắm. Nhưng lạ thay ! Đứa trẻ cho mãi lên ba vẫn chưa biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, đặt đâu thì nằm đấy. Hai ông bà lão lại thêm lo cho cậu con trai của mình không biết sau này sẽ sống ra sao.
Ngoài bờ cõi phía bắc của nước ta có giặc Ân đến xâm phạm. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài, giỏi đức độ hiến kế cứu nước. Sứ giả đi đến làng Gióng và ngang qua nhà cậu bé. Bỗng dưng đứa trẻ cất tiếng nói: " Bố mẹ ơi ! Bố mẹ ra mời sứ giả vào đây". 
Sứ giả vào, đứa bé bảo: " Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này".

......
Đại Nam quốc sử diễn ca
( lịch sử Việt Nam dưới dạng các bài hát)
Sáu đời Hùng vận vừa suy
Vũ Ninh có giặc mới đi cầu tài.
Làng Phù Đổng có một người
Sinh ra chẳng nói, chẳng cười trơ trơ.
Những ngờ oan trái bao giờ,
Nào hay thần tướng đợi chờ phong vân.
Nghe vua cầu tướng ra quân,
Thoắt ngồi, thoắt nói muôn phần khích ngang.
Lời thưa mẹ, dạ cần vương,
Lấy trung làm hiếu một đường phân minh.
Sứ về tâu trước thiên đình,
Gươm vàng, ngựa sắt để binh tiến vào.
Trận mây theo ngọn cờ đào,
Ra uy sấm sét, nửa chiều giặc tan.
Áo nhung cởi lại Linh San,
Thoắt đà thoắt nợ trần hoàn lên tiên.
Miếu đình còn dấu cố viên.
Chẳng hay chuyện cũ lưu truyền có không ?
TỐ HỮU
Câu hỏi và trả lời câu hỏi.( SGK)
Câu 1. Trong chuyện Thánh Gióng có những nhân vật nào?
Ai là nhân vật chính ?
Câu 2.
Theo em, các chi tiết sau đây có ý nghĩa như thế nào ?
a. Tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc. KHÔNG NẰM TRONG YÊU CẦU NGỮ VĂN Không liên quan gì đến nội dung yêu cầu. 
b. Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc. Câu hỏi này thuộc về lịch sử.

Có thể bạn chưa biết !
1.Việt nam có bao nhiêu người tôn là thánh ?
- Thánh trong tôn giáo thì nhiều.
- Thánh dân tộc VN hiện có: Thánh Gióng, Thánh Trần Hưng Đạo, Thánh Lam Viên.
- Các tầng chứng thánh. >>> xem tiếp


2. Đây là câu chuyện hoang đường ?
Tùy theo sự hiểu biết của mỗi người, và tùy theo quan niệm của mỗi người. Thánh Gióng là câu chuyện có thật!  Theo thuyết Phật giáo, người xưa họ gần gũi với thiên nhiên, gần gũi với các vị thánh và đời sống tâm linh phong phú. Vua trời hiểu được lòng người và thường sai linh hồn đầu thai để giúp dân lành.
Kiếp tu hành của Gióng đã đắc đạo nhưng chưa được chứng thánh, Gióng cần phải đầu thai trở lại làm kiếp người và làm thêm một số công đức nữa thì mới đủ chứng thánh.



3. Các di tích của Thánh gióng để lại hiện nay  để đâu ?
- Hiện chưa có câu trả  lời.
- Làng Gióng còn lưu giữ được.
- Di tích của Thánh Gióng như áo giáp, roi sắt thì lại không giữ được.
- Thiếu tính thuyết phục.

4. Nguyên nhân gì Thánh Gióng sinh ra? 
Vua Hùng ăn ở đức độ, khi gặp nạn, vua trời thương ra tay giúp đỡ, sai Gióng xuống nhập thể làm người.



5. Thánh Gióng sinh ra để làm gì?
Gióng đến trần gian để dẹp giặc Ân. Thánh thì không được sát sinh, giết người, Thánh Gióng xuống trần gian chỉ dẹp giặc chứ không đánh giặc, nếu Gióng đánh giặc thì không được chứng thánh.



6. Có bao nhiêu người sinh ra tựa như Thánh Gióng ?
- Phật Thích Ca.
- Con phật Thích Ca.
- Chúa Jesus.
- Thánh Gióng.
Đây là những người được nhập thể làm người không thuận theo cách thụ thai thông thường của loài người. Nghĩa là thụ thai một cách siêu nhiên nhưng học vẫn có mẹ, chó cha và được cha mẹ yêu thương đùm bọc như những đứa trẻ bình thường.

7. Sau khi Thánh Gióng hoàn tất công việc đánh giặc thì Thánh Gióng đi đâu ?

Hãy cho em câu trả lời.
phamllegiaanh@gmail.com



8. Từ đó về sau Thánh Gióng có giúp các vua Việt Nam nữa không?

Hãy cho em câu trả lời.
phamlegiaanh@gmail.com

1 nhận xét:

  1. Hãy cho em câu trả lời mà em cần. Đừng bắt em học những điều em không cần.

    Trả lờiXóa