GÓC HỌC TẬP LỚP 7

Trang

Trang

Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2013

Ghi nhớ Văn lớp 6

 Ôn tập ngữ văn - Ý nghĩa truyện cổ tích
Ôn tập theo câu hỏi ngữ văn HK I

BÀI 2:
Ghi nhớ:
- Ngoài từ thuần việt do nhân dân sáng tạo ra, chúng ta còn vay mượn nhiều từ của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật, hiện tượng, đặc điểm,... mà tiếng việt chưa có từ thật thích hợp để biểu thị. Đó là từ mượn.

Mượn từ là cách làm giàu tiếng việt. Tuy vậy, để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, không nên mượn từ nước ngoài một cách tùy tiện.

Mượn từ là cách làm giàu tiếng Việt. Tuy vậy, để bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc, không nên mượn từ nước ngoài một cách tùy tiện.
Ghi chú: tiếng nước ngoài cũng trong sáng, chứ không chỉ Tiếng Việt.



 BÀI 3: SƠN TINH , THỦY TINH

1. Có thể giải thích nghĩa của từ bằng hai cách chính như sau:
- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị;
- Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.
 2. Sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian, địa điểm cụ thể, do nhân vật cụ thể thực hiện, có nguyên nhân, diễn biến kết quả, .... Sự việc trong văn tự sự được sắp xếp theo một trật tự, diễn biến sao cho thể hiện được tư tưởng mà người kể muốn biểu đạt.
BÀI 4 - HỒ GƯƠM
Ghi nhớ 1: 
Bằng những chi tiết tưởng tượng kì ảo, giàu ý nghĩa ( như Rùa vàng, gươm thần), truyện Sự tích Hồ Gươm) ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống giặc Minh xâm lược do Lê Lợi lãnh đạo vào đầu thế kỷ XV. Truyện cũng nhằm giải thích tên gọi hồ Hoàn Kiếm, đồng thời thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc.
Ghi nhớ 2:

Chủ đề: là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra trong văn bản.
 Dàn bài: bài văn tự sự thường có 3 phần:
- Phầm Mở bài giới thiệu chung về nhân vật và sư việc;
- Phần Thân bài hay phần nội dung kể diễn biến của sự việc;
- Phần Kết bài kể kết cục sự việc.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét