Nội dung ôn tập HK II.
Trả lời các câu hỏi SGKI/ CHÚ THÍCH HÌNH * Chú thích hình Quá trình cây thụ phấn và thụ tinh. Hình 31 -1: trang 103 *Sơ đồ cây có hoa. Hình 36 - 1: trang 116. II/ TỰ LUẬN: 36. Tổng kết về cây có hoa với môi trường. 40. Cây hạt trần 1. Cơ quan sinh sản của thông là gì? Cấu tạo ra sao? 2. So sánh đặc điểm cấu tạo và sinh sản của cây thông và cây dương xỉ? 41 Hạt kín - Đặc điểm 42. Lớp 2 lá mầm và lớp 1 lá mầm. 1. Đặc điểm chủ yếu để phân biệt giữa lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm là gì? 2. Có thể nhận biết một cây thuộc lớp Hai lá mầm hay lớp Một lá mầm nhờ những dấu hiệu bên ngoài? 46. TV góp phần
điều hòa khí hậu
48. (II) Thực vật với đời sống con người. Câu 1: Nhờ đâu thực vật có khả năng điều hòa lượng khí ô xi và cacbonic trong không khí? Điều này có ý nghĩa gì? Câu 2: Tại sao người ta nói " rừng cây như một lá phổi xanh" của con người? Câu 3: Thực vật có vai trò gì đối với nguốn nước? Vai trò của rừng trong việc hạn chế lũ lụt, hạn hán ntn? Câu 4: Thực vật có vai trò gì đối với động vật và đời sống con người? Câu 5: Vì sao cần phải tích cực trồng cây, gây rừng? 48 1. Con người sử dụng thực vật để phục vụ đời sống hàng ngày của mình như thế nào? Cho một vài ví dụ. 2. Tại sao người ta nói nếu không có thực vật thì không có loài người? 3. Ở địa phương em ó những cây Hạt kín nào có giá trị kinh tế? 4. Hút thuốc lá và thuốc phiện có hại ntn?
50.1 Vi khuẩn có những hình dạng nào? Cấu tạo của chúng ra sao?
50.2 Vi khuẩn dinh dương ra sao? Thế nào là vi khuẩn kí sinh, vi khuẩn hoại sinh?
|
2. Hạt phấn 3. Hạt phấn nảy mầm 4. Ống phấn 5. Tế bào sinh dục đực 6. Đầu nhụy 7. Vòi nhụy 8. Bầu nhụy 9. Noãn 10. Tế bào sinh dục cái. Sơ đồ cây có hoa
Bài 36. Tổng kết về cây có
hoa.( II)
Căn bản: Cây với môi trường
1. Môi trường nước: - Cây sống trên mặt nước có diện tích lá lớn( súng, sen,...), cuống lá phình to(bèo tây,...) - Cây sống chìm trong nước có diện tích lá nhỏ, phiến lá hẹp, số lượng lá nhiều( rong đuôi chó, rong đuôi chồn,...) 2. Môi trường trên cạn: - Nơi đồi trống: cây có thân thấp, lá có lớp lông hoặc sáp phủ ngoài. - Nơi rừng rậm, mưa nhiều: cây có thân cao, phân cành nhiều, cành lá tập trung ở ngọn. 3. Môi trường đặc biệt: - Sa mạc: + Xương rồng có thân mọng nước, lá biến thành gai. + Cỏ lạc đà có thân thấp, rễ mọc dài ăn sâu lan rộng. - Đầm lầy, nước mặn: cây có rễ chống( đước), rễ thở( bần, mắm,...) Câu hỏi SGK 36.1. Các cây sống trong môi trường nước thường có những đặc điểm hình thái như thế nào?
Trả
lời:
36.2.
Nêu một vài ví dụ về sự thích nghi của các cây ở cạn với môi trường.
Trả
lời:
- Như xương rồng, lá biến
thành gai hoặc tiêu giảm để hạn chế sự thoát hơi nước.
- Thân cây mọng nước để dự
trữ cho cây dùng vào những lúc rễ không hút được nước.
- Thân chứa diệp lục, màu
xanh để chế tạo chất hữu cơ.
36.3.
Các cây sống trong môi trường đặc biệt ( sa mạc, đầm lầy) có những đặc điểm gì?
Cho vài ví dụ?
Một vài nơi trên Trái Đất có những điều
kiện đặc biệt không thích hợp cho đa số các loại cây, nhưng một số ít vẫn sống
được. Ví dụ:
*
Cây đước có rễ chống giúp cây có thể đứng vững trên các bãi lầy ngập thủy triều
ở vùng ven biển.
*
Một số loài cây mọc được trên các sa mạc rất khô và nóng, thường là:
-
Các
loại xương rồng mọng nước.
-
Các
loài cỏ thấp nhưng lại có rễ rất dài: ăn sâu hoặc lan rộng và nông.
-
Các
cây bụi gai có lá rất nhỏ hoặc biến thành gai.
40. Cây hạt trần
1.
Cơ quan sinh dưỡng
- -
Thân
gỗ lớn
-
- Có
mạch dẫn phức tạp
- -
Lá
nhỏ hình kim mọc 2 -3 chiếc trên 1 cành con ngắn.
2.
Cơ quan sinh sản
*
Nón đực
-
- Nhỏ,
màu vàng, mọc từng cụm
- -
Lá
vảy ( nhị) mang túi phấn chứa các hạt phấn.
*
Nón cái
-
Lớn,
mọc riêng lẻ
-
- Lá
vảy ( lá noãn) mang noãn
-
- Nón
chưa có bầu nhụy chứa noãn -> chưa xem là một hoa.
-
- Sinh
sản bằng hạt mầm lộ trên lá noãn hở ( hạt trần)
-
- Chưa
có quả thật sự.
Quá trình sinh sản của hạt thông: cơ quan sinh sản là nón, sinh sản bằng hạt, hạt phấn trong túi phấn mang tế bào nhờ gió hoặc dòng nước mưa rơi vào lá noãn. Tế bào sinh dục đực chui vào noãn kết hợp với tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử. Câu hỏi:
40.1.
Cơ quan sinh sản của thông là gì? Cấu tạo ra sao?
Trả
lời:
Cơ quan sinh sản của thông là nón đực và
nón cái cùng mọc trên một thân.
*
Nón đực
-
Nhỏ,
màu vàng, mọc từng cụm
-
Lá
vảy ( nhụy) mang túi phấn chứa các hạt phấn.
*
Nón cái
-
Lớn,
mọc riêng lẻ
-
Lá
vảy ( lá noãn) mang noãn
-
Nón
chưa có bầu nhụy chứa noãn -> chưa xem là một loại hoa.
-
Sinh
sản bằng hạt nằm lộ trên lá noãn hở ( hạt trần)
-
Chưa
có quả thật.
40.2
. So sánh đặc điểm cấu tạo và sinh sản của cây thông và cây dương xỉ?
41
Hạt kín - Đặc điểm
Đặc
điểm chung của
thực vật có hoa
Hạt kín là những thực vật có hoa. Chúng có một số đặc điểm chung như sau:
* Cơ
quan sinh dưỡng phát
triển đa dạng: rễ cọc, rễ chùm, thân gỗ, thân cỏ, lá đơn, lá kép,..., trong
thân có mạch dẫn hoàn thiện.
* Có hoa,
quả hạt nằm trong quả ( trước đó là noãn nằm trong bầu) là một ưu thế
của các cây hạt kín, vì nó được bảo vệ tốt hơn. Hoa và quả có rất nhiều
dạng khác nhau.
*
Môi trường sống đa dạng. Đây là nhóm thực vật tiến hóa hơn cả.
41.1. Đặc điểm chung của thực vật hạt kín?
41.
2. Giữa cây hạt trần và cây hạt kín có những điểm gì phân biệt, trong đó
điểm nào là quan trọng nhất?
a/
Những điểm phân biệt
b/
Điểm quan trọng và nổi bật:
Hoa
ở thực vật hạt kín là quan trọng và nổi bật nhất.
41.3.
Vì sao thực vật hạt kín lại có thể phát triển đa dạng phong phú như ngày nay?
41.4
Kể tên 5 cây Hạt kín có dạng thân, lá hoặc hoa, quả khác nhau.
1.
Cây
đậu nành
2. Cây cà phê
3. Cây chôm chôm
4. Cây me
5.
Cây
cao su.
42.
Lớp 2 lá mầm và lớp 1 lá mầm.
Các
cây hạt kín được chia thành hai lớp:
-
Lớp
hai lá mầm
-
Lớp
một lá mầm
Hai
lớp này phân biệt với nhau chủ yếu ở số lá mầm của phôi.
Ngoài
ra còn một vài dấu hiệu phân biệt khác như kiểu rễ, kiểu gân lá, số cánh hoa,
dạng thân,..
42.1.
Đặc điểm chủ yếu để phân biệt giữa lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm là gì?
42.2.
Có thể nhận biết một cây thuộc lớp Hai lá mầm hay lớp Một lá mầm nhờ những dấu
hiệu bên ngoài?
Ø Phôi: có một lá mầm hoặc
hai lá mầm
Ø Hệ rễ: có rễ chùm hay rễ
cọc
Ø Lá: gân lá hình cung, song
song hay hình mạng.
Ø Thân: thân cỏ hay thân gỗ.
46. VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT
Ghi nhớ: Thực vật góp phần điều hòa khí hậu
·
Trong
quá trình quang hợp, thực vật lấy vào khí cacbonic và nhả khí ra khí ô xi: nhưng
trong quá trình hô hấp thì ngược lại. Do đó thực vật có vai trò giữ cân bằng
các khí này trong không khí.
·
Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, tăng lượng mưa của khu vực.
·
Những nơi có nhiều cây cối như ở vùng rừng núi thường có không khí trong lành vì lá cây có tác dụng ngăn bụi, diệt một số vi khuẩn, giảm ô nhiễm môi trường.
Câu hỏi SGK
46.1 Nhờ đâu thực vật có khả năng điều hòa lượng khí oxy và cacbonic trong không khí? Điều này có ý nghĩa gì?
-
Trong
quá trình quang hợp, thực vật lấy vào khí cacbonic và nhả ra khí ô xy: nhưng
trong quá trình hô hấp thì ngược lại hấp thu khí oxy và thải khí cacbonic. Do
đó thực vật có vai trò giữ cân bằng các khí này trong không khí.
-
Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, tăng lượng mưa của khu vực.
46.2
Thực vật có vai trò gì đối với việc điều hòa khí hậu?
-
Thực
vật có tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió. Tán lá cây làm giảm nhiệt độ
của môi trường, tăng lượng nước mưa ở khu vực.
-
Nhờ
đó thực vật có vai trò quan trọng trong điều hòa khí hậu.
46.3
Tại sao người ta lại nói "rừng cây như một lá phổi xanh" của con
người?
-
Rừng
được xem như một "lá phổi xanh" vì:
Rừng có tác dụng cân bằng khí cacbonic và oxy trong không khí.
-
Rừng
tham gia cản bụi, góp phần tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh.
-
Tán
lá rừng hấp thụ nhiệt lượng bức xạ từ trái đất góp phần làm giảm nhiệt độ không
khí.
46.4 Vì sao cần phải tích cực trồng cây gây rừng?
-
Qua
quá trình quang hợp cây xanh cung cấp oxy cho mọi hoạt động sống của động vật
và con người.
-
Qua
quang hợp cây xanh cung cấp nguồn Tinh bột là nguồn năng lượng chính của động
vật và con người.
-
Rừng
giúp điều hòa khí hậu
-
Rừng
hạn chế thiên tai như gió, lũ lụt,...
-
Trồng
rừng còn tăng nguồn gỗ ứng dụng trong cuộc sống và đặc biệt công nghiệp giấy.
46.5 Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước như thế nào?
Trả lời: Thực vật, đặc biệt thực vật rừng nhờ có hệ rễ giữ đất, tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra, nên có vai trò quan trọng trong việc chống xói mòn, sụt lở đất, hạn chế lũ lụt cũng như giữ được nguồn nước ngầm, tránh hạn hán.
48
Ghi nhớ:
·
Thực
vật, nhất là thực vật hạt kín có công dụng nhiều mặt. ý nghĩa kinh tế của chúng
rất lớn: cho gỗ dùng trong xây dựng và các ngành công nghiệp, cung cấp thức ăn
cho người, dùng làm thuốc,... đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, chúng
ta cần bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên đó để làm giàu cho Tổ quốc.
·
Bên
cạnh đó cũng có một số cây có hại cho sức khỏe, chúng ta cần hết sức thận trọng
khi khai thác hoặc tránh sử dụng.
48.1
Con người sử dụng thực vật để phục vụ đời sống hàng ngày của mình như thế nào?
Cho một vài ví dụ?
48.2
Tại sao người ta nói nếu không có thực vật thì không có loài người?
Không
có thực vật thì không có loài người vì:
-
Thiếu
thực vật thì thiếu nguồn cung cấp oxy và thức ăn cung cấp cho con người.
-
Không
có thực vật thì không có nguồn thức ăn cung cấp cho động vật. Thiếu thực vật và
động vật thì con người không tồn tại.
48.3
Ở địa phương em ó những cây Hạt kín nào có giá trị kinh tế?
48.4
Hút thuốc lá và thuốc phiện có hại như thế nào?
-
Hút
thuốc lá có hại cho sức khỏe vì chất nicotin thấm vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến
nhiều cơ quan mà đặc biệt là cơ quan hô hấp như viêm phế quản, ung thư phổi,...
-
Hút
thuốc phiện rất nguy hiểm vì có chất moocphine có thể làm ngưng thở và
chết. Thuốc phiện là chất gây nghiện khó cai trị dù chỉ một lần thử hút.
-
Không
nên hút thuốc lá, thuốc phiện có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bản thân, gia đình
và xã hội.
50.1 Vi khuẩn có những hình dạng nào? Cấu tạo của
chúng ra sao?
* Kích thước: Vi (nhỏ) khuẩn có kích thước rất nhỏ, không thể quan
sát được bằng mắt thường.
*
Hình dạng: vi khuẩn có rất nhiều hình dạng khác nhau như hình que, cầu, hình
phẩy, hình xoắn, chuỗi,....
Hình xoắn gọi xoắn khuẩn, hình que gọi que khuẩn,...
*
Cấu tạo:
Cơ thể đơn bào, cấu tạo đơn giản, bên ngoài tề bào có vách bao bọc, bên trong là chất tế bào, chưa có nhân hoàn chỉnh.
* Cách dinh dưỡng:
- Hầu hết vi khuẩn không có chất diệp lục, sống hoại sinh hoặc ký sinh. - Một số ít vi khuẩn có khả năng tự dưỡng như tảo lam.
- Một số có roi nên có thể di chuyển được.
* Phân bố và số lượng: - Trong tự nhiên vi khuẩn có mặt ở khăp mọi nơi: trong đất, nước, không khí và trên cơ thể động, thực vật và con người. - Số lượng vi khuẩn thường rất lớn, nhưng khác nhau tùy theo môi trường sống. Câu hỏi:
50.2 Vi khuẩn dinh dưỡng ra sao? Thế nào là vi
khuẩn kí sinh, vi khuẩn hoại sinh?
*
Một số vi khuẩn tự sống được gọi là vi khuẩn tự dưỡng.
*
Hầu hết chúng không tự sống được mà sống nhờ chất hữu cơ có sẵn gọi là vi khuẩn
dị dưỡng.
*
Vi khuẩn kí sinh: những vi khuẩn sống nhờ chất hữu cơ có sẵn trên cơ thể gọi là
ký sinh ( sống nhờ).
Ví dụ: vi khuẩn gây sâu răng, vi khuẩn nha chu,...
*
Vi khuẩn hoại sinh: những vi khuẩn sống
nhờ chất hữu cơ có sẵn trong xác động vật, thực vật đang phân hủy (hoại sinh).
|
Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014
Ôn tập Sinh học HK II
By Phạm Lê Gia Anh at 00:32
Cảm nghĩ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét