GÓC HỌC TẬP LỚP 7

Trang

Trang

Thứ Sáu, 4 tháng 4, 2014

Ôn tập Công nghệ lớp 6 học kỳ II



Câu hỏi ôn tập:
1. Chất dinh dưỡng trong thực phẩm
2. Nguồn cung cấp và chức năng chất dinh dưỡng
3. Ý nghĩa của việc phân nhóm thức ăn
4. Bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến
5. Thế nào là bữa ăn hợp lý
6. Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình
7. Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt.


Chương III
NẤU ĂN TRONG GIA ĐÌNH

Dinh dưỡng là gì?
Là thực phẩm hay thức uống cần thiết cho nhu cầu sinh trưởng, phát triển và sinh sản của cá thể.

 Cơ sở của ăn uống hợp lý



Chất đạm còn gọi là Protein
- Giúp tái tạo phần chất nhân của tế bào.
- Nhân tố quan trọng hình thành nhân tế bào thần kinh.
- Cứ 1g Protein cung cấp cho cơ thể 4 Cal năng lượng.
- Tạo sức đề kháng để bảo vệ cơ thể.
Chất đường hay còn gọi Gluxit
- Được tổng hợp qua quá trình quang hợp.
- Cứ 1g Gluxit cung cấp cho cơ thể 4Cal năng lượng.
- Ty thể của tế bào cơ thể chuyển hóa Gluxit thành năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống.
- Gluxit có thể chuyển hóa thành chất dự trữ khác như: Glucogen
Chất béo hay còn gọi Lipit
- 1g lipit cung cấp 9 Cal.
- Là thành phần chủ yếu tạo nên màng tế bào.
- Chất béo được dự trữ dưới dạng mỡ nằm dưới lớp da của cơ thể.
- Chất béo có khả năng hoàn tan và hấp thụ được nhiều loại vitamin như vitamine E, vitaminA,...
Chất xơ
- Không cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- Tạo khuân của phân
Khoáng chất
- Cung cấp dinh dưỡng không đáng kể nhưng là thành phần không thể thiếu trong quá trình tổng hợp các dịch bên trong cơ thể.




Câu 1: Chất dinh dưỡng trong thực phẩm:
Chất đạm, chất bột đường, chất béo, sinh tố, chất khoáng, nước, chất xơ được gọi là chất dinh dưỡng.

Câu 2: Nguồn cung cấp và chức năng chất dinh dưỡng


 Chất đạm P 



 Nguồn cung cấp
* Đạm động vật: thịt, cá, trứng, sữa,...
* Đạm thực vật: đậu nành, các loại đậu, nấm
 Chức năng
- Giúp cơ thể phát triển tốt
- Tái tạo tế bào đã chết
- Cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- Tạo sức đề kháng cho cơ thể.





 Chất Đường G



 Nguồn cung cấp
* Thực phẩm giàu chất đường bột: gạo, khoa, lúa mì,...
* Thực phẩm ít chất đường bột bột: rau, trái cây, ...
 Chức năng
- Cung cấp năng lượng
- Chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng khác.




 Chất béo L



 Nguồn cung cấp
* Nguồn gốc động vật: mỡ động vật, mỡ cá, gan,...
* Nguồn gốc thực vật: dầu đậu nành, mè, đậu phộng, oliu, dừa,...
 Chức năng
- Cung cấp năng lượng
- Tích trữ dưới da, trong các lớp mỡ để bảo vệ cơ thể.
- Chuyển hóa một số vitamin cần thiết.

  
Sinh tố( Vitamin): Gồm sinh tố B,PP, A, C, D, E, K,...





 Nguồn gốc
* Vitamin tan trong nước: Vitamin C, nhóm B( B1, B6, B12), PP
* Vitamin tan trong chất béo: A, D, E, K,...

 Chức năng
Giúp hệ thần kinh, tiêu hóa, tuần hoàn, xương, da hoạt động bình thường, tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể phát triển tốt.




Chất xơ



 Nguồn cung cấp
* Rau, củ, trái cây
 Chức năng
* Ngăn ngừa táo bón.






Khoáng chất: Phốt pho, i ốt, can xi, sắt, kẽm,...



 Nguồn cung cấp
* Ca xi, phot pho: cá,sữa, đậu,...
* I ốt: cá, cua, tôm, mực, rong biển,...
* Sắt: rau muống, thịt bò, rau cải, trứng,...

 Chức năng
- Giúp phát triển xương, hoạt động cơ bắp
- Tổ chức hệ thần kinh
- Tạo hồng cầu
- Và sự chuyển hóa cơ thể.




Câu 3. Ý nghĩa của việc phân nhóm thức ăn ?


Mục đích
- Giúp người mua đủ các loại thực phẩm
- Thay đổi món ăn cho đỡ nhàm chán
                        - Cân bằng các chất dinh dưỡng.



Phân loại
- Nhóm nhiều chất đạm
- Nhóm nhiều chất tinh bột
                        - Nhóm nhiều chất béo
                        - Nhóm nhiều chất khoáng, vitamin.
- Vệ sinh an toàn thực phẩm


- Bảo quản chất dinh dưỡng trong chế biến món ăn

Câu 4: Bảo quản chất dinh dưỡng khi chuẩn bị chế biến

1. Thịt cá: không ngâm rửa thịt, cá sau khi cắt, thái vì chất khoáng, sinh tố dễ bị mất.

2. Rau, củ quả, đậu hạt tươi: 
- Rửa thật sạch, chỉ nên cắt thái sau khi rửa, không để khô héo
- Rau củ quả ăn sống: nên gọt vỏ trước khi ăn.
3. Đậu hạt khô, gạo: 
* Phơi lại thật khô
=> Để nguội,
=> Cho vào lọ đậy kín,
=> Để nơi khô ráo.
* Gạo: không nên vo quá kỹ sẽ mất sinh tố B1.
            Các phương pháp chế biến thực phẩm

So sánh xào và chiên


Giống nhau
- Làm chín thực phẩm
- Dùng nhiệt làm chín thực phẩm
                        - Dùng dầu.




Khác nhau



 Tính chất
 Xào
 Rán
 Chất béo - dầu
 ít, vừa đủ
 nhiều
 Lửa
 to
 nhỏ
 thời gian
 ngắn
 dài
Tính chất
 Xào kết hợp hoặc riêng lẻ
 rán riêng lẻ






Nguyên tắc tổ chức bữa ăn?
1. Nguyên tắc đủ: đủ các chấn dinh dưỡng và hàm lượng.
2. Nguyên tắc đúng: chế biến đúng cách để bảo đảm dinh dưỡng.
3. Nguyên tắc đạt: thỏa mãn nhu cầu thưởng thức món ăn.


Đồng đến đích
Đã đồng đều
Được đầy đủ.
Câu 5: Thế nào là bữa ăn hợp lý ?
Bữa ăn có sự phối hợp các loại thực phẩm với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tỉ lệ thích hợp để cung cấp cho nhu cầu của cơ thể về năng lượng và chất dinh dưỡng.

Câu 6: Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình?
a) Nhu cầu của các thành viên trong gia đình:
Tùy thuộc vào lứa tuổi, giới tính, thể trạng, công việc mà mỗi người có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau, từ đó lựa chọn thực phẩm thích hợp.
Ví dụ:
=> Trẻ em đang lớp cần nhiều loại thực phẩm để phát triển cơ thể
=> Người lao động chân tay cần ăn các thực phẩm cung cấp nhiều năng lượng.

b) Điều kiện tài chính:

Cân nhắc số tiền hiện có để đi chợ mua thực phẩm, một bữa ăn đủ chất dinh dưỡng không cần thiết phải đắt tiền.

c) Sự cân bằng chất dinh dưỡng:

=> Cần chọn đủ thực phẩm của 4 nhóm thức ăn P - L -G - chất xơ

d) Thay đổi món ăn:

* Thay đổi moán ăn hàng ngày để tránh nhàm chán
* Thay đổi phương pháp chế biên để ngon miệng 
* Thay đổi hình thức trình bày và màu sắc của món ăn để bữa ăn thêm phần hấp dẫn
* Trong bữa ăn không nên có thêm món ăn cùng loại thực phẩm hoặc cùng phương 
pháp chế biến với món chính đã có sẵn.

Câu 7. Phương pháp chế biến thự phẩm có sử dụng nhiệt:
* Phương pháp làm chín trong nước: luộc, nấu, kho, hầm,..
* Phương pháp làm chín bằng hơi nước: hấp, cách thủy, xôi
* Phương pháp làm chín sức nóng trực tiếp từ lửa: nướng
* Phương pháp làm chín làm chín trong chất béo: rán, xào

- Thu nhập của gia đình


- Chi tiêu trong gia đình





0 nhận xét:

Đăng nhận xét