I ) CHÚ THÍCH HÌNH:
1. Chú thích hình vễ cấu tạo của hoa.
2. Chú thích sơ đồ cấu tạo một phần phiến lá ?
II ) LÝ THUYẾT:
Bài 3
Sự đa dạng và phong phú của thực vật
Thực vật rất đa dạng và phong phú. Thể hiện sự đa dạng về môi trường sống ( trên cạn, dưới nước, sa mạc, vùng cực,...). Nhờ sự thích nghi cao với môi trường sống, thực vật phân bố ở khắp nơi trên trái đất.
Đặc điểm chung của thực vật ?
Thực vật trong thiên nhiên rất đa dạng và phong phú, tuy đa dạng và phong phú nhưng chúng có đặc điểm chung:
* Tự tổng hợp được chất hữu cơ.
* Có sự lớn lên và sinh sản
* Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.
* Phần lớn không có khả năng di chuyển.
Bài 10
Cấu tạo miền hút của rễ
Miền hút của rễ gồm hai phần chính:
* Vỏ gồm biểu bì có nhiều lông hút. Lông hút là tế bào biểu bì kéo dài có chức năng hút nươc và muối khoáng hòa tan. Phía trong là thịt vỏ có chức năng chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa.
* Trụ giữa gồm các mạch gỗ và mạch rây có chức năng vận chuyển các chất. Ruột chứa chất dự trữ.
Bài 19
1. Đặc điểm bên ngoài của lá.
Lá gồm phiến và cuống, trên phiến có nhiều gân.
a) Phiến lá: màu lục, dạng bản dẹt là phần rộng nhất của lá, giúp lá hứng được nhiều ánh sáng.
b) Gân lá: có 3 kiểu gân lá: hình mạng, song song, hình cung.
c) Phân loại lá: có 2 nhóm chính là lá đơn và lá kép.
2. Các kiểu xếp lá trên cành (Sắp xếp lá giúp nhận nhiều AS)
Có 3 kiểu sắp xếp lá trên thân và cành:
- Lá mọc cách
- Lá mọc đối
- Lá mọc vòng.
Lá trên mấu thân xếp so le nhau giúp nhận được nhiều ánh sáng.
Tùy theo từng loại cây giúp các lá tên không che khuất các lá dưới và như vậy tất cả các lá trên cây đều có thể nhận được AS.
Bài 21
Quang hợp: khái niệm và sơ đồ tóm tắt.
Quang hợp là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sử dụng nước, khí cacbonic và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí ôxi.
Từ tinh bột cùng với muối khoáng hòa tan, lá cây còn chế tạo được những chất hữu cơ khác cần thiết cho cây.
Viết sơ đồ tóm tắt của quang hợp. Những yếu tố nào là điều kiện cần thiết cho quang hợp ?
Nước + Khí cacbonic ---------> Tinh bột + Khí Oxy
* Nước: rễ hút từ đất.
* Cacbonic: lá lấy từ không khí.
* Tinh bột: có trong lá.
* Chất diệp lục: có trong lá.
* Khí oxy: lá nhả ra ngoài môi trường.
Cây có hô hấp không ?
Cây hô hấp suốt ngày đêm. Tất cả các cơ quan của cây đều tham gia hô hấp.
Trong quá trình hô hấp, cây lấy oxi để phân giải các chất hữu cơ, sinh ra năng lượng cần cho cây hoạt động sống, đồng thời thải ra khí cacbinic và hơi nước.
Phải làm cho đất thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho hạt mới gieo và rễ hô hấp tốt để góp phần nâng cao năng suốt cây trồng.
Bài 24
Phần lớn nước vào cây đi đâu ?
Phần lớn nước do rễ hút vào cây được lá thải ra môi trường bằng hiện tượng thoát hơi nước qua cá lỗ khí ở lá.
Hiện tượng thoát hơi nước qua lá giúp cho việc vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và giữ cho lá khỏi bị đốt nóng dưới ánh nắng mặt trời.
cần phải tưới đủ nước cho cây nhất là vào thời kì khô hạn, nắng nóng và gió mạnh.
Bài 27
Sinh sản dinh dưỡng do người.
*Giâm cành là cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới.
* Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới.
* Ghép cây là dùng một bộ phận sinh dưỡng ( mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) của một cây gắn vào một cây khác( gốc ghép) cho tiếp tục phát triển.
* Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là phương pháp tạo rất nhiều cây mới từ một mô.
III ) THÍ NGHIỆM
* Thí nghiệm chứng minh khi hô hấp cây thải ra khí cácbonic.
B1: Quan sát trước thí nghiệm
Nếu để cốc nước vôi trong một thời gian ngoài không khí thì trên bề mặt cốc đó sẽ xuất hiện một lớp váng trắng đục mỏng vì trong không khí có khí cacbonic.
Sơ đồ:
Khí cacbonic + nước vôi trong = muối vôi kết vón.
B2: chuẩn bị
Lấy 2 cốc nước vôi trong giống nhau, đặt lên 2 tất kính ướt rồi dùng 2 chuông thủy tinh A và B úp vào, trong chuông A có đặt một chậu cây tươi.
B2: Thực hiện
Cho cả 2 chuông thí nghiệm vào chỗ tối.
B3: Quan sát
Sau khoảng 6 giờ, thấy cốc nước vôi ở chuông B vẫn còn trong và trên mặt chỉ có một lớp váng trắng rất mỏng.
Trên bề mặt cốc nước vôi trong chuông A xuất hiện lớp váng trắng đục và dày hơn ở cốc B.
B4: Giải thích
Lượng khí cacbonic ở chuông có cốc A nhiều hơn sẽ tạo ra nhiều váng trắng đục và dày hơn cốc B làm cho lớp váng dày hơn.
Điều đó chứng tỏ cây hô hấp thải ra khí cacbonic.
* Thí nghiệm chứng minh hiện tượng thoát hơi nước ở lá cây.
A. Chứng minh hiện tượng thoát hơi nước ở lá.
B1: Kiểm tra hơi nước tụ trên bao nilong
Dùng miệng hà hơi vào bao nilong, hơi nước trong miệng sẽ tích tụ trên thành bao nilong làm mờ thành bao.
B2: chuẩn bị
Dùng 2 cây tươi như sau:
- Một cây được hái hết lá.
- Một cây lá được để nguyên.
- Bao nilong kín hai chậu, không để hơi nước thoát ra ngoài.
- Để khoảng 1 giờ và quan sát.
B3: quan sát
Thấy chậu cây không có lá không có biến chuyển gì đáng kể.
* Cây để nguyên lá thấy bao nilong bị mờ lấm tấm các hạt nước nhỏ.
Chứng tỏ hơi nước thoát ra từ lá cây.
B4: giải thích hiện tượng
Trong quá trình hô hấp cây xanh tạo hơi nước và thóa ra qua lỗ khí.
Chất hữu cơ + Khí oxi --> Năng lượng + Khi cacbonic + Hơi nước.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét